Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Câu hỏi: Kính chào luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Hai năm trước, tôi cùng chồng ly hôn, Tòa án quyết định cho con sống cùng bố. Khi mới ly hôn, mỗi tháng tôi được thăm con 3 lần, hoặc khi có thời gian tôi có thể đến thăm cháu. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây gia đình bên chồng không cho tôi gặp con nữa, tôi đã cố gắng nhiều lần để có cơ hội gặp con nhưng không thành. Vậy bây giờ tôi muốn giành lại quyền nuôi con có được không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.


2. Luật sư tư vấn

Dựa trên các thông tin mà Quý khách cung cấp, Công ty luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn như sau:

Khoản 3 điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Như vậy, việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con là quyền được pháp luật công nhận, được nhà nước bảo vệ. Việc chồng bạn và gia đình chồng không cho bạn gặp con là trái với quy định pháp luật.

Nay Quý khách muốn giành lại quyền nuôi con trước hết có thể thỏa thuận với chồng cũ, nếu trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên khi xem xét yêu cầu này Tòa án cần xem xét đến quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về thẩm quyền giải quyết: theo quy định tại Điều 35 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng cũ của bạn cư trú.

Về hồ sơ:

- Đơn khởi kiện

- Quyết định, bản án ly hôn (bản sao công chứng hoặc chứng thực).

- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng hoặc chứng thực)..

- Giấy khai sinh của con (bản sao công chứng hoặc chứng thực)..

- Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (bản sao công chứng hoặc chứng thực).

Ngoài ra, Quý khách cần chứng minh được bản thân có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của con:

- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của Quý khách;

- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn …

(Loan La)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Ai là người nuôi con trên 3 tuổi?

Quyền nuôi con khi ly hôn

Tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn



Gọi ngay

Zalo