Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

Từ xưa đến nay, quan hệ giữa cha mẹ chồng với con dâu hay cha mẹ vợ với con rể luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Vì vậy, pháp luật đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ chồng, cha mẹ vợ với con dâu, con rể.

Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con dâu, con rể

Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con trong trường hợp con dâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con dâu, con rể mất năng lực hành vi dân sự.

Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con đã mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

Quyền và nghĩa vụ của con dâu, con rể sống chung với cha mẹ vợ, cha mẹ chồng

- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Bất cập trong việc thừa kế di sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, con dâu, con rể

Trong quan niệm của người Việt là “con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về”, nghĩa là công to, việc lớn gì của nhà chồng, con dâu đều phải cùng chồng đảm đương, gánh vác, trách nhiệm hơn với gia đình nhà mình. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, con dâu lại không nằm trong các hàng thừa kế của cha mẹ chồng.

Thực tế tại không ít gia đình, khi người con trai mất đi, con dâu không đi bước nữa mà vẫn ở nhà chồng, thờ chồng, nuôi con, chăm sóc bố mẹ chồng. Nhiều gia đình, bố mẹ chồng còn tin tưởng và yêu quý con dâu hơn con đẻ, vì con dâu là người gần gũi, trực tiếp chăm sóc họ lúc tuổi già. Chính vì vậy, người con dâu hoàn toàn xứng đáng nhận được di sản thừa kế của cha mẹ chồng.

Với con rể, cũng tương tự. Hiện nay, quan niệm cũng đã khác xưa, nhiều người đã xem con rể cũng như con trai, và với những gia đình ít con, hoặc chỉ toàn con gái, thì con rể cũng phải gánh vác trách nhiệm với bố mẹ vợ chẳng khác nào bố mẹ đẻ, nhưng cũng như con dâu, họ không có quyền hưởng tài sản của bố mẹ vợ.

Trong Bộ luật Dân sự hiện hành, con dâu, con rể không có tên trong bất kỳ hàng thừa kế theo luật nào, còn những ông bố, bà mẹ muốn bày tỏ tình cảm, cho đích danh con dâu, con rể thì phải lập di chúc, nêu rõ cho họ phần nào đó tài sản mình để lại. Tuy nhiên, những trường hợp này khá hiếm hoi, thậm chí, lập di chúc rồi, nhưng đến lúc chia, vẫn còn nhiều tranh cãi.

Ta cũng thấy được, các vấn đề nêu trên xảy ra tương tự đối với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ. Trong trường hợp con dâu, con rể mắc bệnh hiểm nghèo, bị mất năng lực hành vi dân sự,…. mà cha mẹ chồng, cha mẹ vợ là những người trực tiếp quan tâm, săn sóc hàng ngày thì họ hoàn toàn xứng đáng được hưởng phần di sản của con dâu, con rể để lại.

Từ những điểm trên, có thể thấy, pháp luật cần có những quy định cụ thể để cho con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ vợ được hưởng di sản thừa kế của nhau. Tuy nhiên cũng cần làm rõ việc đóng góp công sức, thái độ tình cảm… như thế nào thì được xem là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giữa con con dâu, con rể với bố mẹ chồng, bố mẹ vợ hay giữabố mẹ chồng, bố mẹ vợ với con con dâu, con rể.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(VTMinh)



Gọi ngay

Zalo