Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Tổng hợp 20 bản án về tranh chấp liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Tổng hợp 20 bản án về tranh chấp liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Tranh chấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… (BHXH) là loại tranh chấp an sinh xã hội. Thực tế cho thấy, tranh chấp BHXH, BHYT…khá phức tạp và có số lượng lớn. Cá nhân, tổ chức cần hiểu đầy đủ về tranh chấp BHXH, BHYT…để nhận thức đúng pháp luật và tự giải quyết những vấn đề của bản thân và những vấn đề thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Công ty Luật HTC Việt Nam tổng hợp lại một số bản án liên quan đến tranh chấp về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…. giúp người lao động, doanh nghiệp tham khảo và hiểu hơn về vấn đề này.

1. Bản án 01/2015/LĐ-ST ngày 22/04/2015 về tranh chấp đòi tiền Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế của TAND tỉnh Quảng Bình

Công ty N trong thời gian hoạt động đã không đóng BHXH đầy đủ, đóng chậm thời gian quy định số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Đ. Bảo hiểm xã hội thành phố Đ khởi kiện buộc Công ty N phải trả toàn bộ nợ BHXH, BHYT cho Bảo hiểm xã hội thành phố Đ. Nhận định của Tòa án: Công ty N là người sử dụng lao động phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên, Công ty TNHH N đã không đóng đủ, đóng chậm thời gian quy định số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng cho người lao động từ năm 2012 cho đến nay. Hàng tháng, hàng quý, cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Đ đã lập thông báo cho Công ty TNHH N để đơn vị kiểm tra đối chiếu, nhưng Công ty TNHH N cũng không có khiếu nại gì về số lượng người lao động doanh nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm, mức đóng nộp, số tiền phải đóng, số tiền đã nộp, số tiền còn thiếu. Nên Hội đồng xét xử có căn cứ xác định số liệu mà BHXH thành phố tính toán là đúng theo đăng ký tham gia bảo hiểm của bị đơn. Tòa án Buộc Công ty N phải trả cho Bảo hiểm xã hội thành phố Đ các khoản tiền đóng thiếu, chưa đóng và tiền lãi BHXH, BHTN, BHYT vởi tổng số tiền là: 111.495.654 đồng.

2. Bản án số 20/2017/LĐ-PT ngày 31/08/2017 về tranh chấp tiền lương, Bảo hiểm xã hội, trả tiền quần áo, trả tiền làm thêm trong những ngày lễ, Tết của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Ông M làm việc cho Công ty Bảo vệ P có ký hợp đồng lao động 03 tháng, công việc là nhân viên bảo vệ, ông M không được giữ bản hợp đồng lao động. Sau khi hết hạn Hợp đồng, ông tiếp tục làm việc tại Công ty bảo vệ P nhưng không ký Hợp đồng lao động. sau khi Công ty phát lương nhưng trừ một khoản của ông, ông đến Công ty Bảo vệ P nộp đơn xin nghỉ việc. Mặc dù trong quá trình làm việc, ông thỏa thuận với Công ty P là không tham gia đóng Bảo hiểm xã hội Công ty sẽ trả tiền bảo hiểm vào lương hàng tháng của ông, tuy nhiên, từ khi nhận lương đến khi nghỉ việc, ông không nhận được tiền đóng bảo hiểm xã hội trả vào lương như thỏa thuận. Ông M yêu cầu Tòa án giải quyết Buộc Công ty P thanh toán các khoản tiền lương, trợ cấp đã trừ của ông, Thanh toán tiền bảo hiểm xã hội. Bản án sơ thẩm tuyên: Buộc Công ty Bảo vệ P phải trả cho ông M khoản tiền lương. Ông M kháng cáo một phần bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Ông M và phía bị đơn đều thừa nhận khi ông M vào làm việc tại Công ty Bảo vệ P thì ông M đã quá tuổi lao động nên ông đã chủ động đề nghị không tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo về nội dung này của ông M, buộc Công ty Bảo vệ P phải thanh toán cho ông M số tiền lương và Bảo hiểm xã hội cho ông là đúng quy định pháp luật.

3. Bản án 01/2018/LĐ-ST ngày 18/01/2018 về tranh chấp bảo hiểm xã hội của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình

Bà A làm việc tại Công ty G theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn cùng với các quyền lợi BHXH, BHTN và BHYT. Khi bà làm đơn xin nghỉ việc và được công ty G đồng ý thì bà nhận ra công ty đã không đóng BHXH và không chốt sổ lao dộng cho bà A. Bà đã làm đơn khởi kiện buộc công ty G trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bà và một số khoản tiền bồi thường về BHTN cho bà. Tòa nhận định Bà A làm việc tại Công ty G từ tháng 8/2015 đến tháng 4/2017. Tuy nhiên, trên thực tế Công ty G mới đóng các loại bảo hiểm của tháng 8/2015 và tháng 9/2015 cho bà A. Như vậy, yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về việc buộc bị đơn trả lại sổ bảo hiểm xã hội và đóng BHXH, BHYT và BHTN cho bà A là có căn cứ chấp nhận. Về khoản yêu cầu Công ty G phải bồi thường tiền bảo hiểm thất nghiệp cho bà Trâm Anh, Hội đồng xét xử xét thấy trên hệ thống bảo hiểm xã hội thì bà A đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 8/2015 đến 4/2017 nên bà A đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, do Công ty G không thực hiện đúng trách nhiệm là đóng các loại tiền bảo hiểm và trả sổ bảo hiểm cho bà A là sai và phải bồi thường về khoản thiệt hại trên.

4. Bản án số 21/2018/LĐ-ST ngày ngày 19/6/2018 về việc Tranh chấp Bảo hiểm xã hội của Tòa án nhân dân quận 12, tp. Hồ Chí Minh

Bà T làm việc tại công ty YVN từ năm 2015 nhưng đến năm 2016 công ty mới đầu ký hợp đồng lao động với bà. Sau đó bà sinh con và nghỉ thai sản và phải nghỉ việc vì lý do bất khả kháng. Nhưng đến nay công ty vẫn chưa làm thủ tục để bà hưởng tiền nghỉ thai sản. Nên bà đã khởi kiện yêu cầu công ty đóng bảo hiểm cho bà và trả số tiền bảo hiểm xã hội, tiền thai sản cho bà. Nhận định của tòa án theo BHXH quân 12 thì công ty YVN chưa đóng đủ tiền BHXH nên BHXH quận 12 chưa giải quyết nghỉ thai sản cho bà T. Nhận thấy sai phạm của công ty YVN nên tòa án buộc công ty có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục về BHXH và trao trả sổ BHXH cho bà T và phải có trách nhiệm thanh toán chế độ thai sản cho bà T.

5. Bản án số 185/2018/LĐ-ST ngày 28-11-2018 về việc tranh chấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tiền lương.

Bà B là người lao động làm việc tại công ty BV từ năm 2012 và có ký hợp đồng lao động và sau đó tiếp tục ký hợp đồng lao đông vào năm 2014. Hiện nay công ty BV đã ngưng hoạt động từ sau kỳ nghỉ tết âm lịch vì người sử dụng lao động không có mặt tại doanh nghiệp, công ty chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho bà B đến hết tháng 5/2017, và chưa giải quyết các chế độ khác cho bà B. Vì vậy bà làm đơn khởi kiện buộc công ty BV phải đóng khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN và các khoản tiền lương cho bà. Tòa nhận thấy trong quá trình làm việc tại công ty BV thì phía công ty không thực hiện các khoản BHYT, BHXH, BHTN cho bà B cho thấy sự sai phạm và thiếu trách nhiệm đối với người lao động. Tòa đã quyết định buộc công ty BV phải đóng các khoản nêu trên cho bà B và buộc công ty thanh toán đầy đủ các khoản tiền lương cho bà.

6. Bản án số 1151/2018/LĐ-PT ngày 30/11/2018 về việc: “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2017 ông K và công ty PN ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng từ ngày 15/01/2017 đến 14/01/2018 với mức lương cơ bản 5.000.000. Đến ngày 28/02/2017 ông K nhận được thông báo kết thúc hợp đồng lao động giữa ông K và Công ty, ngày kết thúc hợp đồng là ngày 25/02/2017. Ông K khởi kiện tòa án buộc công ty PN nhận ông trở lại làm việc, trường hợp công ty không nhận ông trở lại làm việc thì phải thành toán tiền lương những ngày không làm việc và đóng BHTN, BHXH cho ông đến ngay 14/01/2018. Tòa nhận thấy mức tiền lương và phụ cấp ghi trên hợp đồng là đúng với số tiền mà ông K làm đơn khởi kiện. Tòa chấp nhận đơn khởi kiện của ông K và buộc công ty PN phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho Ông K và Ông K phải đóng BHXH, BHYT, BHTN theo Hợp đồng lao động ngày 15/01/2017 với mức lương, phụ cấp là 19.000.000 đồng/tháng kể từ ngày 15/01/2017 đến ngày 14/01/2018.

7. Bản án số 04/2019/LĐ-PT ngày 25-3-2019 về “Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động” của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

Anh Ch và Công ty TNHH ĐV có ký hợp đồng lao động thời hạn 36 tháng (từ 16/7/2015-15/7/2018), mức lương năm 2015 là 42 - 53 4.500.000 đồng/tháng, năm 2016 là 5.300.000 đồng/tháng, năm 2017 là 6.200.000 đồng/tháng. Tháng 9/2017, Công ty ĐV có quyết định về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó, anh Ch được công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội. Trong sổ BHXH thể hiện anh tham gia BHXH từ tháng 6/2017 đến tháng 8/2017. Khi nghỉ việc, anh không được nhận bất kỳ chế độ trợ cấp nào khác. Anh Ch khởi kiện vông ty phải truy đóng BHXH, BHYT, BHTN những ngày anh không được làm việc và lãi suất lũy kế cùng trợ cấp thôi việc. Căn cứ nội dung quyết định sơ thẩm và tài liệu chứng cứ Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên quyết định tòa án sơ thẩm.

8. Bản án số 04/2019/LĐ-PT ngày 03/5/2019 về “Tranh chấp tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế” của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Ông T làm việc cho Công ty cổ phần kỹ thuật hàng không N (gọi tắt là “Công ty N”), thời gian bắt đầu làm việc: Từ ngày 09/9/2016, mức lương thử việc: 80.000.000 đồng/tháng. Mặc dù hợp đồng thử việc chỉ đến ngày 09/11/2016 nhưng ông T vẫn tiếp tục làm việc cho Công ty N và ông vẫn được công ty trả lương. Từ tháng 01/2017 đến tháng 3/2017, Công ty N không trả lương cho ông T nữa, ông liên tục đòi tiền lương nhưng phía bị đơn không trả. Nên ông T đã khởi kiện công ty và buộc Công ty cổ phần kỹ thuật hàng không N thanh toán cho ông T: Đóng 06 tháng BHXH, BHYT, BHTN và trả lại sổ BHXH cho ông T. Dựa nào nội dung bản án sơ thẩm và nội dung vụ án, Tòa phúc thẩm đã bác bỏ kháng cáo của nguyên đơn và giữ nguyên bán án sơ thẩm do yêu cầu khởi kiện của ông T không có căn cứ.

9. Bản án số 01/2019/LĐ-ST ngày 29/7/2019 về “Tranh chấp hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo, đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng lao động” của Tòa án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bà D làm việc tại Công ty Y, công ty cử bà D đi đào tạo 02 lần. Lần 1: Công ty cử bà D đi học định hướng chuyên khoa X-quang và không chi trả bất kì khoản trợ cấp gì. Lần 2: bà D đi đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên vận hành thiết bị trong y tế trong thời gian 03 ngày và được Công ty Y tài trợ học phí. Sau đó giữa bà D và Công ty Y bên thỏa thuận đóng bảo hiểm với tỷ lệ là mỗi bên đóng 50%. Hợp đồng lao động giữa Công ty Y kết thúc ngày 31/8/2017 nên ngày 28/7/2017, bà D có gửi thông báo cho Công ty về việc không tiếp tục làm việc tại Công ty kể từ ngày 01/9/2017. Ngày 08/10/2017, Công ty gửi cho bà D Quyết về việc tạm ngưng hợp đồng lao động kèm phụ lục, đồng thời mời bà D lên Công ty làm việc. Bà D có kiến nghị với Công ty về việc hủy Quyết định số 181/QĐ-BVPSNBD với lý do hợp đồng lao động của bà đã hết hạn và bà đương nhiên sẽ không còn làm việc tại Công ty nữa nhưng không được Công ty xem xét giải quyết. Sau đó, Công ty Y buộc bà D phải bồi thường chi phí đào tạo là 19.140.000 đồng và không đồng ý hủy quyết định số 181/QĐ-BVPSNBD ngày 19/9/2017. Bà D đã khởi kiện công ty và yêu cầu chấm dứt hợp đồng và buộc công ty thanh toán, bồi hoàn các khoản liên quan đến bảo hiểm và đào tạo. Xét thấy yêu cầu của bà D có căn cứ và hai bên đương sự đã có sự thỏa thuận nên Tòa phúc thẩm đã quyết định hai bên phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tương ứng theo hợp đồng.

10. Bản án số 02/2019/LĐ-ST ngày 24/10/2019 về “Tranh chấp đòi bồi thường tiền bảo hiểm thất nghiệp” của Tòa án nhân dân thành phố T, tỉnh Long An

Bà C ký Hợp đồng lao động với Công ty P. Trong quá trình làm việc tại, Công ty và bà C tham gia đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN theo quy định pháp luật. Ngày 23/4/2018 Công ty P ra Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với bà. Bà C nhận thấy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty trái pháp luật nên bà có nộp đơn khởi kiện tại Tòa án yêu cầu Công ty P phải trả lương cho những ngày bà không được làm việc và đã được Tòa án tuyên xử Công ty P trả cho bà C số tiền lương cho bà. Trong quá trình khởi kiện, bà có liên hệ Công ty P yêu cầu được nhận lại Sổ BHXH để làm thủ tục được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng Công ty không trả sổ vì cho cho rằng bà đã khởi kiện ra Tòa án thì chờ Tòa án giải quyết. Ngày 18/3/2019, bà C tiếp tục khởi kiện Công ty P về việc không trả sổ BHXH cho bà nên bà không thể làm chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Yêu cầu khởi kiện: Bà C khởi kiện yêu cầu Công ty bồi thường số tiền trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ vào chứng cứ và nội dung bản án sơ thẩm, tòa phúc thẩm thấy rằng công ty P có lỗi trong việc chậm trả sổ BHXH cho bà C dẫn đến bà C không đi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng, vì vậy mà bà D không được hưởng trợ cấp thất nghiệp gây thiệt hại đến quyền lợi của bà C. Vì vậy công ty phải bồi thường số tiền bảo hiểm thất nghiệp cho bà C.

11. Bản án số 28/2019/LĐ-PT ngày 13 /11/2019 về Tranh chấp bảo hiểm xã hội của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

12. Bản án số 06 /2019/LĐ – ST ngày 14/11/2019 về việc Đòi bồi thường chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

13. Bản án số 25/2019/LĐ-ST ngày 19-11-2019 về “Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp” của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

14. Bản án số 156/2019/LĐ-ST ngày 26/11/2019 về “Đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội” của Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

15. Bản án số 03/2020/LĐ-PT ngày 20/4/2020 về “Tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức buộc thôi việc viên chức và tranh chấp về bồi thường tiền lương, phụ cấp, các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp” của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

16. Bản án số 07/2020/HS-ST ngày 28/4/2020 của Tòa án nhân dân huyện M’Đrắk.

17. Bản án số 04/2020/LĐ-PT ngày 04/5/2020 về việc “Tranh chấp về bảo hiểm xã hội” của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

18. Bản án số 03/2020/LĐ-ST ngày 26/5/2020 Về việc tranh chấp tiền lương, bảo hiểm xã hội của Tòa án nhân dân thị xa Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.

19. Bản án số 04/2020/LĐ-PT ngày 12/6/2020 về việc tranh chấp về BHXH, BHYT, BHTN và trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

20. Quyết định giám đốc thẩm số 04/2020/LĐ-GĐT ngày 12/6/2020 về việc “Yêu cầu đóng tiền bảo hiểm xã hội và trả trợ cấp thôi việc” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 20 bản án về tranh chấp liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Minh Dương/197; Ngày viết: 25/4/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

--------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Hệ thống văn bản pháp luật lao động hiện hành

- Có trường hợp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

- Tư vấn về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động

- Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc năm 2022

- Được lợi gì khi sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại công ty luật HTC Việt Nam?



Gọi ngay

Zalo