Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Tổng hợp 39 bản án về tranh chấp hợp đồng lao động

Tổng hợp 39 bản án về tranh chấp hợp đồng lao động

Hiện nay, tranh chấp lao động đang ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất, bởi người lao động và người sử dụng lao động đang dần coi trọng và hiểu biết các quy định pháp luật hơn. Trong đó, phổ biến là những tranh chấp về hợp đồng lao động. Vậy thực tế các cấp Tòa án Việt Nam giải quyết những tranh chấp này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài tổng hợp những bản án tiêu biểu về tranh chấp hợp đồng lao động dưới đây.

1. Bản án số 01/2020/LĐ-PT ngày 19/03/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh hòa về việc “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Trong năm 2002, Bà H và công ty B ký kết hợp đồng lao động thời hạn 1 năm. Sau 1 năm, hợp đồng lao động chuyển thành hợp đồng không xác định thời han. Năm 2018 bà H bị công ty B chấm dứt hợp đồng lao động dù cho bà không tự xin nghỉ và bị nhân sự công ty B ép ký biên bản thỏa thuận nghỉ việc. Bà H đã làm đơn khởi kiện tòa án yêu cầu hủy quyết định chấm dứt hợp đồng và bồi thường các khoản thiệt hại. Tòa án nhận thấy trường hợp vi phạm nghiêm trọng về hợp đồng lao động của công ty B nên quyết đinh hủy quyết định chấm dứt hợp đồng của công ty B và yêu cầu công ty B bồi thường các khoản thiệt hại cho bà H là có căn cứ và đúng quy định pháp luật.

2. Bản án số 02/2020/LĐ-PT ngày 04/03/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc “Yêu cầu trả lương và bổi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”.

Ông H là công chức đã nghỉ hưu và được hưởng lương theo chế độ. Năm 2008 ông ký hợp đồng lao động với công ty kinh doanh chợ B với chức vụ Phó giám đốc công ty. Đến năm 2018 ông bị công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do là người quá tuổi lao động. Ông H đã làm đơn khởi kiện công ty B vì đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và đề nghị thanh toán khoản tiền lương tương đương với mức đóng BHXH, BHYT. Nhận thấy sai phạm của Công ty B. Căn cứ theo BLLĐ, Tòa án chấp nhận một phần đơn khởi kiện của ông H và yêu cầu công ty kinh doanh chợ B trả lương và bồi thường do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho ông H.

3. Bản án số 01/2020/LĐ-PT ngày 20/02/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Bà V đã ký với trường mẫu giáo T 11 hợp đồng lao động xác định thời hạn. Theo đó công việc của bà là nhân viên cấp dưỡng tại trường mẫu giáo T. Trong quá trình làm việc bà luôn thực hiện tốt các công việc được giao và tuân thủ đầy đủ nội quy của trường. Năm 2018, bà bị hiệu trưởng trường mẫu giáo T chấm dứt hợp đồng lao động có thời hạn với lý do hợp đồng hết hiệu lực và không thông báo trước cho bà biết. Nhận thấy sai phạm nên bà V đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và buộc trường T phải nhận bà trở lại làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn và bồi thường cho bà những khoản tiền đã bị ảnh hưởng. Căn cứ theo BLLĐ, Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà V, hủy yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động ngày 01/8/2018 đối với bà V. Tòa không chấp nhận việc bà V yêu cầu trường T nhận bà làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn vì hợp đồng của bà đã ký đã chấm dứt.

4. Bản án số 01/2019/LĐ-PT ngày 13/11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc “Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Ông Nh xin làm trong công ty phân bón HV và được ký với công ty 02 bản hợp đồng là hợp đồng tiền lương và hợp đồng BHXH. Trong quá trình làm việc, ông Nh có xin nghỉ một ngày, công ty không đồng ý cho ông Nh nghỉ vì công việc quan trong nhưng ông vẫn nghỉ một ngày. Sau khi đi làm lại một thời gian, ông bị công ty thông báo đuổi việc và cho hưởng lương hết tháng đó. Nhận thấy công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ gây thiệt hại cho ông Nh nên ông đã làm đơn khởi kiện tòa án yêu cầu công ty bồi thường hợp đồng lao động và các khoản tiền lương tăng ca. Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa nhận thấy sai phạm của công ty HV và chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Nh, buộc công ty thanh toán một nửa số tiền mà ông Nh yêu cầu công ty bồi thường. Sau đó ông Nh có kháng cáo đề nghị bồi thường đúng như số tiền của đơn khởi kiện. Căn cứ BLLĐ 2012, Tòa không chấp nhận kháng cáo của ông Nh và giữ nguyên mức án đã tuyên là đúng căn cứ pháp luật.

5. Bản án số 02/2019/LĐ-PT ngày 14/10/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”.

Bà H được công ty ĐA nhận bà vào thử việc 02 tháng với vị trí phó chánh văn phòng công ty. Theo hợp đồng lao động, bà làm việc theo sự phân công của Q, nhưng do ông Q không thường xuyên có mặt nên trong thời gian này ông N là người quyết định quá trình làm việc của bà. Trong thời gian làm việc, bà đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Sau đó, ông N gửi email thông báo cho bà vì tình hình kinh doanh không tốt nên sẽ cắt giảm vị trí của bà. Vì công ty vẫn đang đăng tuyển nhân viên và ông N không phải là người quyết định bà nghỉ việc mà phải do ông Q quyết định. Nay bà làm đơn yêu cầu tòa giải quyết và bồi thường trợ cấp thiệt hại cho bà. Căn cứ theo BLLĐ, Tòa quyết định chấp nhận một phần đơn khởi kiện của bà H. Yêu cầu công ty ĐA nhận bà trở lại làm việc, buộc công ty ĐA đóng BHXH, BHYT, BHTN cho bà H và thanh toán tiền lương cho bà. Tòa không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H về mức tiền lương, tiền thuê luật sư trong đơn khởi kiện.

6. Bản án số 852/2019/LĐ-PT ngày 27/9/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp tiền lương. tiền thưởng, trợ cấp thất nghiệp, tiền tạm ứng”.

Trong thời gian ông Nguyễn Trung H làm Giám đốc Trung tâm kinh doanh dược phẩm đã nhiều lần tạm ứng tiền của Công ty V để chi phí cho các hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Các khoản tiền tạm ứng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 ông H không thanh toán lại cho Công ty V. Do vậy, công ty V liên tục trả thiếu tiền lương và lương kiêm nhiệm; không thanh toán tiền thưởng trên doanh số bán hàng của năm 2010 và năm 2011; không hoàn trả lại cho ông H tiền chênh lệch giữa tạm ứng và thực chi của chi phí bán hàng.Ông M đã nộp đơn xin thôi việc, công ty V chấp thuận đơn xin nghỉ việc nhưng lại từ chối chi trả tất cả các khoản tiền mà ông H yêu cầu; đồng thời, không trả Sổ bảo hiểm xã hội để ông H làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật nên đã xảy ra tranh chấp. Sau khi xem xét các tài liệu chứng cứ và nội dung tranh biện tại phiên tòa, Tòa đã chấp nhận một phần khởi kiện và yêu cầu của cả hai bên đương sự.

7. Bản án số 05/2019/LĐ-PT ngày 30/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, yêu cầu thanh toán tiền làm thêm giờ và các chi phí khác”.

Xuất phát từ việc ông Võ Sỹ P cho rằng quá trình ký hợp đồng lao động, Trường Mẫu giáo TT đã thực hiện không đúng quy định của Bộ luật Lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên có đơn khởi kiện yêu cầu của Trường Mẫu giáo TT về việc chấm dứt Hợp đồng lao động đối với ông, giải quyết hậu quả của việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật và buộc trường mẫu giáo phải thanh toán các chi phí làm thêm giờ, chi phí chăm sóc cây cảnh. Trường Mẫu giáo TT không đồng ý nên các bên phát sinh tranh chấp. Căn cứ nội dung vụ án và tài liệu chứng cứ, Tòa đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông P.

8. Bản án số 02/2019/LĐ-PT Ngày 06/8/2019 “V/v Tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Ông Hoàng Xuân N được Công ty Xây dựng B - Bộ Xây dựng (nay là Công ty cổ phần T ) tuyển dụng vào làm việc từ năm 1982. Quá trình làm việc, ông N giữ chức vụ Giám đốc Xí nghiệp 8 từ năm 1994; Phó Giám đốc Công ty Xây dựng B kiêm chỉ huy công trường Nghi Sơn từ năm 1998 và từ tháng 8 năm 1998, ông N được bầu làm Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc thường trực Công ty Xây dựng B. Tháng 8 năm 2005, ông N bị tai nạn, phải điều trị tại bệnh viện đến hết năm 2006. Ngày 22 tháng 12 năm 2005, Công ty Xây dựng B tiến hành cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước và được chuyển đổi thành Công ty cổ phần T. Ông N thuộc diện không có nhu cầu sử dụng, phải chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ. Công ty cổ phần T đã có quyết định giải quyết nghỉ việc và cho ông N được hưởng chính sách theo quy định. Ông N đồng ý nghỉ việc nhưng không đồng ý đối với việc giải quyết các chế độ. Ngày 27 tháng 11 năm 2015, ông N đã khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết buộc Công ty cổ phần T phải bồi thường. Căn cứ vào nội dung vụ án, Tòa phúc thẩm đã không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Hoàng Xuân N; chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn Công ty cổ phần T.

9. Bản án số: 07/2019/LĐ-PT Ngày: 24/9/2019 V/v “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, và kiện đòi tài sản”.

Xuất phát từ việc ông Nguyễn Đức B ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty. Vì khó khăn kinh tế, không có tiền để trả lương cho người lao động, Công ty đã thông báo và đơn phương chấm dứt hợp đồng với 12 trường hợp người lao động; giải quyết 04 trường hợp người lao động xin nghỉ việc vì không có công ăn việc làm.Ông B không đồng ý với Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng của Công ty địa ốc ĐL, nên đã khởi kiện và yêu cầu Công ty cổ phần địa ốc ĐL phải thanh toán tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp. Công ty cổ phần địa ốc ĐL không đồng ý, đồng thời có đơn phản tố đối với ông B nên các bên phát sinh tranh chấp. Căn cứ vào nội dung bản án sơ thẩm, tài liệu chứng cứ Tòa phúc thẩm đã quyết định chấp nhận kháng nghị của VKS nhân dân và một phần kháng cáo của nguyên đơn.

10. Bản án số 01/2019/LĐ-PT ngày 21/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc “Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải”

11. Bản án số 03/2019/LĐ-PT ngày 19/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

12. Bản án số 02/2019/LĐ-PT ngày 29/5/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

13. Bản án số 01/2019/LĐ-PT ngày 09/5/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre về việc “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng lao động”

14. Bản án số 28/2018/LD-PT ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

15. Bản án số 27/2018/LĐ-PT ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

16. Bản án số 06/2018/LĐ-PT ngày 30/10/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”

17. Bản án số 18/2018/LĐ-PT ngày 25/10/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

18. Bản án số 16/2018/LĐ-PT ngày 16/10/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp về tiền lương và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

19. Bản án số 02/2018/LĐ-PT ngày 21/9/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

20. Bản án số 15/2018/LĐ-PT ngày 05/7/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

21. Bản án số 08/2018/LĐ-PT ngày 04/6/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

22. Bản án số 02/2018/LĐ-PT ngày 11/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

23. Bản án số 265/2018/LĐ-PT ngày 08/03/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp tiền thu nhập tăng thêm

24. Bản án số 20/2017/LĐ-PT ngày 09/11/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

25. Bản án số 524/2017/LĐ-PT ngày 12/6/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

26. Bản án số 01/2017/LĐ-PT ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc “Tranh chấp hợp đồng lao động”

27. Bản án số 01/2016/LĐ-PT ngày 31/8/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

28. Bản án số 1185/2015/LĐ-ST ngày 20/8/2015 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

29. Bản án số 11/2015/LĐ-ST ngày 24/7/2015 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

30. Bản án số 822/2015/LĐ-PT ngày 08/7/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

31. Bản án số 131/2015/LĐ-ST ngày 26/5/2015 của Tòa án nhân dân quận BT thành phố Hồ Chí Minh về việc “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

32. Bản án số 08/2015/LĐ-ST ngày 13/5/2015 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

33. Bản án số 21/2015/LĐ-ST ngày 07/4/2015 của Tòa án nhân dân quận GV thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

34. Bản án số 35/2014/LĐ-ST ngày 24/11/2015 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và tiền lương làm thêm giờ”

35. Bản án số 33/2014/LĐ-ST ngày 30/9/2014 của Tòa án nhân dân quận Y thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”

36. Bản án số 20/2014/LĐ-ST ngày 29/8/2014 của Tòa án nhân dân quận Y thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”

38. Bản án số 25/2013/LĐ-ST ngày 12/9/2013 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”

39. Bản án số 03/2013/LĐ-ST ngày 03/9/2013 của Tòa án nhân dân quận X thành phố Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 39 bản án tranh chấp về hợp đồng lao động

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Minh Dương/197; Ngày viết: 25/4/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

-------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Hệ thống văn bản pháp luật lao động hiện hành

- Được lợi gì nếu thuê luật sư tư vấn thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động?

- Tại sao nên thuê luật sư tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép lao động?

- Được lợi gì khi sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại công ty luật HTC việt nam?

- Cấp giấy phép lao động theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào?



Gọi ngay

Zalo