Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Tổng hợp 20 bản án áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp

Tổng hợp 20 bản án áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp

Trong đời sống có những tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, cần giải quyết nhưng không có quy định của pháp luật để áp dụng. Vì vậy, ngoài các án lệ, tập quán, cơ quan Tòa án còn áp dụng cả lẽ công bằng nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên được thực hiện như một tất yếu, lẽ đương nhiên và không thể khác. Vậy cụ thể, thực tiễn Tòa án giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ cung cấp cho quý khách hàng 20 bản án tiêu biểu đã áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp.

Danh sách 20 bản án áp dụng lẽ công bằng để giải quyết tranh chấp.

1. Bản án số 04/2020/DS-ST ngày 28/5/2021 của Toà án nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Về việc “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”

Nguyên đơn – anh Đinh Hồng V và chị H kết hôn với nhau và 02 con chung là G và L. Cháu L không phải là con anh V. Do không biết Cháu L không cùng huyết thống với anh V nên anh V đã phải nuôi cháu L từ khi sinh ra tháng 12/2015 đến tháng 3/2020 là 4 năm 3 tháng (51 tháng). Vì vậy, anh V khởi kiện đề nghị bồi thường tiền công chăm sóc 2.000.000 đồng/tháng.

Toà án cấp sơ thẩm quyết định: Buộc chị H phải thanh toán (bồi thường) tiền cho anh V. Vì chị H không đưa ra chứng cứ về việc anh H chấp nhận cháu L.

2. Bản án số 25/2019/DS-ST ngày 07/6/2019 của Toà án nhân dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Về việc “Tranh chấp hợp đồng góp hụi”

Bà T1 tham gia 01 dây hụi tháng và 03 dây hụi tuần, loại hụi hoa hồng và có lãi do vợ chồng bà Mai Thị C (tên ghi trong phơi hụi là N2), anh Trần Quốc T2 làm đầu thảo. Mỗi dây hụi bà T1 tham gia 01 ph̀ần, các phần hụi đều còn sống và đã góp tìm hụi đến ngày 23/8/2018 âm lịch thì bà C tuyên bố vỡ hụi ngưng khui. Với tổng số tiền hụi nhiều dây đã góp, b̀à T1 yêu cầu bà C, ông T2 cùng có trách nhiệm trả lại cho bà và ông T3 số tiền hụi đã góp là 18.600.000 đồng, không yêu cầu lãi.

Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Buộc bà C và anh T2 cùng có trách nhiệm trả cho bà T1 và ông T3 số tiền 18.600.000. Vì căn khoản 3 Điều 15, khoản 8 Điều 18 của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP thì yêu cầu khởi kiện bà T1 là hợp lí.

3. Bản án số 151/2019/DS-PT ngày 25/11/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Về việc “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”

Vào ngày 30/5/2017, ông N được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện A cấp một nền tái định cư. Đến ngày 02/01/2018, vợ chồng ông N có chuyển nhượng cho ông phần đất nêu trên với giá 400.000.000 đồng. Công ty P giao bằng khoán thì ông N còn yêu cầu ông chuyển tiền để công ty làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông N, sau đó ông N sẽ làm thủ tục sang tên cho ông, nhưng đến nay vợ chống ông N vẫn không hoàn tất thủ tục sang cho ông. Nay ông M khởi kiện yêu cầu ông N và bà N1 tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, trường hợp không thực hiện thì buộc bồi thường.

Toà án cấp sơ thẩm tuyên: hợp đồng đặt cọc giữa ông M với ông N, bà N1 bị vô hiệu. Buộc ông N, bà N1 cùng có nghĩa vụ hoàn trả cho ông M 380.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại tổng cộng là 671.450.100 đồng. Buộc Công ty P hoàn trả cho ông M 324.490.000 đồng. Vì theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 bên nhận đặt cọc có lỗi phải bị phạt cọc, bên đặt cọc có lỗi phải bị mất cọc và mức độ lỗi của hai bên là ngang nhau.

Toà án cấp phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông M; Chấp nhận kháng cáo của bị đơn ông N vì kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện A, tỉnh Sóc Trăng.

4. Bản án số 189/2020/DS-PT ngày 03/8/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương. Về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất (ranh giới)”

Ông Nguyễn Văn N là chủ sử dụng hợp pháp phần đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số L .Năm 2008, ông N1 cất nhà giáp ranh với đất của ông N và đã lấn chiếm sang phần đất của ông N. Diện tích đất bị lấn chiếm này, trước đây là lối thoát nước của ông N, ông N còn cho nhà bà N3 và bà G cùng thoát nước trên phần đất này. Ông N phải làm đường thoát nước khác giáp với móng nhà của ông N. Ông N khởi kiện yêu cầu ông N1 tháo dỡ toàn bộ phần nhà, hành lang để trả lại cho ông Nguyễn Văn N quyền sử dụng đất bị lấn chiếm.

Toà án cấp sơ thẩm tuyên: Buộc ông N1 và bà T đập bỏ nền bê tông gắn liền với đất, ông N tự liên hệ cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh Giấy chứng nhận QSDĐ.

Tòa án cấp phúc thẩm: Ông N1 và bà T được quản lí, sử dụng đất. Nguyên đơn, bị đơn thống nhất sự việc, hai bên là anh em ruột nên đồng ý chia ranh giới ½ bê tông.

5. Bản án số 30/2018/DS-ST ngày 13/8/2018 của Toà án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Về việc “Tranh chấp ranh đất”

Nguồn gốc phần đất tranh chấp là của bà Â cho gia đình bà T (nguyên đơn) sử dụng từ trước tiếp thu. Sau đó, gia đình bà T bồi đắp và cải tạo đất sử dụng đến nay. Hơn một năm trước con bà Â là Đinh Hoàng M xây dựng hàng rào trên phần đất của bà T. Bà T yêu cầu bà Â phải trả cho bà phần đất tranh chấp theo đo vẽ thực tế và di dời toàn bộ tài sản trên đất.

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Công nhận phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Đoàn Thị Â. Vì các bên đều không có chứng cứ pháp lí vững chắc. Bà Â cho bà T mượn đất lúc khó khăn, nên theo lẽ phải không nên khởi kiện bà Â.

Ngoài ra còn một số bản án khác:

6. Bản án số 104/2020/DS-PT ngày 31/7/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Về việc “Yêu cầu chấm dứt hành vi neo đậu, thả chà, khai thác hải sản và tranh chấp quyền sở hữu nhà”.

7. Bản án số 149/2020/DS-PT ngày 06/7/2020 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương

Về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”.

8. Bản án số 186/2020/DS-PT ngày 22/6/2020 của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất, huỷ quyết định hành chính cá biệt và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản”.

9. Bản án số 253/2019/DS-PT ngày 26/11/2019 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

10. Bản án số 223/2019/HC-PT ngày 14/11/2019 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Về việc “Khiếu kiện hành vi không thực hiện giao đất và từ chối giải quyết hồ sơ xin giao đất”.

11. Bản án số 19/2019/HNGĐ-PT ngày 08/7/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Về việc “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con chung, chia tài sản chung, nợ chung sau ly hôn”.

12. Bản án số 75/2019/DS-PT ngày 27/6/2019 của Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

13. Bản án số 18/2019/HNGĐ-ST ngày 25/2/2019 của Toà án nhân dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Về việc “Tranh chấp ly hôn, nuôi con và chia tài sản chung”.

14. Bản án số 158/2018/DS-PT ngày 09/10/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai

Về việc “Tranh chấp hợp đồng dân sự về chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

15. Bản án số 02/2021/DS-ST ngày 14/4/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai.

Về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản là nhà, đất và yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

16. Bản án số 13/2018/DS-PT ngày 11/7/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Về việc “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”.

17. Bản án số 109/2018/DS-PT ngày 29/5/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh

Về việc “Tranh chấp về quyền sử dụng đất”..

18. Bản án số 13/2018/DS-ST ngày 24/5/2018 của Toà án nhân dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Về việc “Tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản”.

19. Bản án số 40/2018/DS-PT ngày 11/5/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Về việc “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ”.

20. Bản án số 123/2017/DS-PT ngày 14/12/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: TỔNG HỢP 20 BẢN ÁN ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thúy Hiền/187; Ngày viết: 15/4/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Hệ thống văn bản pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.

- Hệ thống văn bản pháp luật lao động Việt Nam

- Tổng hợp 101 văn bản của tòa án tối cao hướng dẫn nghiệp vụ về hình sự và tố tụng hình sự.

- Những điều cần lưu ý về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm của đương sự

- Thủ tục kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm



Gọi ngay

Zalo