Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG

Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Không những về số lượng vụ việc mà còn phức tạp vè tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Với số dân khoảng 90 triệu dân thì vấn đề đất đai là vô cùng cấp bách. Các tranh chấp tập trung chủ yếu vẫn thuộc về một trong các dạng sau:

- Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất;

- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với sử dụng đất;

Ngoài các loại tranh chấp trên thì tranh chấp lối đi chung cũng chiếm một phần không hề nhỏ trong các vụ việc về tranh chấp đất đai. Nhiều hộ dân có đất nằm trong, hay bị bao bọc xung quanh là các hộ dân khác đang ngày càng tăng lên do nhu cầu chia, tách quyền sử dụng đất. Hãy cùng nhau tìm hiểu về các quy định của pháp luật về vấn đề này.

I. Căn cứ pháp luật:

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị quyết 04/2017/NQ – HĐTP ngày 05 tháng 05 năm 2017 nghị quyết hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.


II. Nội dung tư vấn:

1. Quy định của pháp luật về lối đi chung:

Căn cứ khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi qua, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tsnh đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Qua đấy có thể thấy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có lối đi ra đường công cộng. Qua đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

2. Thỏa thuận về lối đi qua:

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng lối đi phải có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được dẫn đến tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Hòa giải cơ sở tại UBND xã/ phường nơi có đất.

Khi các bên xảy ra tranh chấp lối đi chung, một trong hai bên có thể viết đơn yêu cầu hòa giải tại UBND xã/ phường nơi có đất (quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP). Việc hòa giải này sẽ được chủ trì, xác nhận đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền và được lập thành biên bản. Trong trường hợp hòa giải không thành các bên có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện (nơi có đất tranh chấp)

4. Khởi kiện tại Tòa án

Khi các bên của vụ tranh chấp không đồng ý với kết quả hòa giải, có thể khởi kiện tại Tòa án. Tòa sẽ xét xử vụ án thông qua việc xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng lối đi chung.

Tòa án căn cứ vào các ghi nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được thể hiên trên bản đồ địa chính của UBND xã/ phường nơi có đất.

Trong trường hợp nếu lối đi chung là lối đi duy nhất của nguyên đơn hoặc bị đơn thì họ có thể thỏa thuận về lối đi sao cho thuận tiện, hợp lý nhất, có tính toán đến lợi ích và địa điểm của các bất động sản liền kề khác (quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015). Để đảm bảo quyền lợi – lợi ích của các bên, vị trí, giới hạn chiều dài, chiều cao, chiều rộng của lối đi sẽ do Tòa án xác định khi hai bên khởi kiện ra Tòa.

(Phương)

Trên đây là những thông tin cơ bản về giải quyết tranh chấp lối đi chung. Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Tham khảo tài liệu liên quan:

-Tranh chấp về lối đi chung

-Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung

- Cầu Giấy – Hà Nội: Mở cửa ra ngách đi chung phù hợp sẽ không phải xin phép


Gọi ngay

Zalo