Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Đánh người rồi quay clip tung lên mạng sẽ "dính" nhiều tội

(PL&DS) – Luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng hành vi đánh người quay clip rồi tung lên mạng xã hội là hành vi nguy hiểm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thời gian gần đây, tại địa bàn TP Vinh (Nghệ An) diễn ra nhiều vụ việc hết sức phức tạp liên quan tới hành vi pháp luật. Nhiều nạn nhân đã phải chịu tổn hại nặng về sức khỏe, tinh thần khi bị đánh đập, bị quay clip rồi tung lên mạng xã hội Facebook.

Các đối tượng gây ra vụ việc này thường có mục đích là cho thấy sự thỏa mãn, hả hê khi đánh đập được nạn nhân. Thể hiện bản lĩnh “anh chị”, tính chất côn đồ, nguy hiểm. Đồng thời việc tung clip lên mạng nhằm làm nhục nạn nhân, xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của nạn nhân.

Để có cái nhìn khách quan về hành vi theo đúng quy định của phát luật hiện hành, PV PL&DS đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Thưa luật sư, ông có quan điểm gì từ những vụ việc như đánh người quay clip rồi tung lên mạng xã hội trong thời gian gần đây?

Hành vi đánh người quay clip rồi tung lên mạng xã hội để chia sẻ rộng rãi như vậy đó là hành vi hết sức nguy hiểm. Hầu hết, những nạn nhân của vụ việc đều chịu sốc tinh thần, hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Thậm chí nhiều người đã không vượt qua khỏi cú sốc đã tìm tới cái chết để giải thoát.

Thực tế là nhiều người đã chưa nhận thức đúng về hành vi pháp luật, nhất là các bạn trẻ, họ sử dụng mạng xã hội trái mục đích, để rồi phải ân hận muộn màng, nhận lấy những hậu quả không lường trước được.

Những người phạm tội này thường phải chịu những hình phạt hết sức nghiêm minh của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng – Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Từ góc độ pháp lý hiện hành, ông có thể phân tích rõ những quy định về xử lý đối với những hành vi này?

Như tôi đã nói, đó là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng. Hành vi đó không chỉ cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật Hình sự, còn là hành vi làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, hành vi tung clip bạo lực lên mạng xã hội như vậy đã bị nghiêm cấm tại khoản 1, mục b, Điều 5 Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ ban hành.

Về hành vi cố ý gây thương tích, Theo Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, cụ thể là:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ...........

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự về Tội làm nhục người khác thì:

"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Còn tại điểm b, khoản 1, Điều 5 thuộc Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ ban hành nêu rõ hành vi bị cấm: Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

Ngoài các hình phạt nêu trên, những người phạm tội còn sẽ có thể bị xem xét thêm nhiều hình phạt khác, và phải bị chịu các hình phạt bổ sung theo quy định của Pháp luật, phải đề bù thiệt hại, khắc phục hậu quả đã gây nên.

Thực tế, việc đánh người quay clip rồi tung lên mạng xã hội dường như hình thành “trào lưu” nguy hiểm. Ông nhận định thế nào về việc này, cũng như có biện pháp nào để ngăn chặn?

Đúng vậy, hành vi nghiêm trọng này dường như đang trở thành trao lưu, nhất là ở giới trẻ, thuộc thành phần hạn chế về nhận thức pháp luật. Cụ thể đó là liên tiếp chúng ta phải chứng kiến những clip đánh bạn cùng lớp, đánh ghen…được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng facebook.

Nối tiếp những hành vi đó là sự cổ súy của số đông cũng hạn chế về nhận thức pháp luật về hành vi của người gây ra sự việc. Thay vì lên án, ngược lại cổ vũ, thậm chí đứng quay clip hộ, dùng lời lẽ kích động, tán thưởng cho hành vi phạm pháp…

Để chấm dứt tình trạng này, quả thực nó cần sự vào cuộc của cả xã hội. Trước hết đó là để những hành vi này không diễn ra thì cần phải ngăn chặn, không ngừng tuyên truyền phổ biến pháp luật vào trường học, khu dân cư.

Đó là cần phải phân tích nhiều hơn những câu chuyện pháp luật thay vì cứ tuyên truyền cứng về luật. Để mọi lứa tuổi khi nghe, nhất là giới trẻ, họ có thể nhìn thấy rõ hành vi hơn.

Cái nữa, đó là việc các cơ quan An ninh cần phải tăng cường các biện pháp quản lý mạng xã hội. Không để từ những tài khoản cá nhân, những clip bạo lực được chia sẻ, phát tán như vậy.

Cần tăng cường mức độ xử phạt, tăng cường phát hiện, xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm. Đồng thời cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí thông báo về tận địa phương, nơi cư trú, nơi làm việc của những đối tượng cố tình gây ra các vụ việc đã bị lực lượng chức năng xử lý về hành vi vi phạm.

Và khi có nạn nhân trình báo, tố cáo về vụ việc thì cần phải bảo vệ, cùng với nạn nhân làm rõ các vụ việc khẩn cấp để có biện pháp cứng rắn, dứt khoát với những hành vi vi phạm. Tránh để tình trạng kẻ vi phạm vẫn nhởn nhơ, thách thức nạn nhân, thách thức các cơ quan pháp luật. Làm mất tình hình trật tự địa phương cũng như ảnh hưởng chung tới sự nghiêm minh của pháp luật và quyền được bảo vệ đối với người bị hại.

Xin cảm ơn Luật sư về những chia sẻ nêu trên!

(Theo Hoàng Phạm-PL&DS)

Nguồn: http://phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn/danh-nguoi...




Gọi ngay

Zalo