Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tổng hợp một số bản án, quyết định giám đốc thẩm tiêu biểu về tuyên di chúc hợp pháp và chia thừa kế theo di chúc.

Tổng hợp một số bản án, quyết định giám đốc thẩm tiêu biểu về tuyên di chúc hợp pháp và chia thừa kế theo di chúc

Hiện nay, trên thực tế việc giải quyết di chúc và chia thừa kế là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, bởi nhiều trường hợp di chúc không hợp pháp, cũng như không theo ý chí nguyện vọng của người lập. Vậy Tòa án các cấp Việt Nam hiện nay đang giải quyết những vụ việc này như thế nào? Dưới đây là tổng hợp 16 bản án, quyết định giám đốc thẩm tiêu biểu về tuyên di chúc hợp pháp và chia thừa kế theo di chúc mà có thể bạn chưa biết.


1. Bản án số 31/2007/DS-ST ngày 14/09/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc “Tranh chấp thừa hưởng di sản thừa kế theo di chúc và yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Nội dung vụ án: Ông Vương Phước Duyên (chết năm 1960) có 04 đời vợ, 02 đời vợ đầu chết từ lâu và không có con. Người vợ thứ ba là bà Nguyễn Thị Trọng (chết năm 1955), hai ông bà có 02 người con là ông Vương Phước Thuận và Vương Phước Trung. Người vợ thứ tư là bà Hà Thị Hường (chết 1995). Tài sản ông Duyên có tạo lập được số tài sản gồm: Nhà, đất tại 02A LHP, PH, NT và 03 căn nhà mang số 02A, 02B, 02C PĐ, NT.

Trước khi ông Duyên chết có để lại 02 tờ di chúc: Di chúc thứ nhất, cho bà Hà Thị Hường 01 căn nhà và cho ông Vương Phước Trung 02 căn; Di chúc thứ hai ngày 10/4/1960 có nội dung: Cho ông Vương Phước Trung toàn bộ nhà và đất tại 02A LHP, PH, NT.

Sau khi ông Duyên chết, ông Vương Phước Trung quản lý toàn bộ nhà đất tại số 02A LHP, NT. Còn 03 căn nhà 02A, 02B, 02c tại đường PĐ, NT, ông Trung đứng tên cho thuê. Năm 1983 ông Trung đã biết ông Duyên lập di chúc cho ông Trung 02 căn nhà và cho bà Hường 01 căn nên đã làm giấy ủy quyền cho ông Thuận đi kiện đòi lại căn nhà của chủ thuê. Vì tình cảm anh em nên sau khi ông Thuận đòi được 03 căn nhà tại số 02 PĐ, NT, ông Trung cho ông Thuận quản lý hết cả 03 căn nhà này.

Sau khi ông Thuận chết, năm 1987 bà Kề là vợ của ông Thuận muốn bán 03 căn nhà số 02 PĐ, NT, nên bà đã gửi đơn đến VKSND tỉnh KH yêu cầu giải quyết. Ông Trung vẫn khẳng định ông Duyên có để lại hai tờ di chúc cho ông toàn bộ tài sản: Nhà, đất tại 02A LHP, PH, NT và 02 trong số 03 căn nhà tại số 02 PĐ, NT. Tại VKS tỉnh KH, ông Trung tự nguyện giao toàn bộ tài sản là nhà và đất tại 02 PĐ, NT cho bà Kề (vợ ông Thuận) cùng các con ông Thuận, kèm theo biên bản thỏa thuận ông Trung đã giao cho bà Kề cả hai bản di chúc của ông Duyên để lại nhà và đất số 02 PĐ NT.

Ngày 13/5/1996, ông Trung và bà Chân làm di chúc để lại toàn bộ nhà và đất tại 02A LHP, PH, NT ông Thủy. Suốt từ khi ông Thuận còn sống ông Thuận không hề khiếu nại tranh chấp gì với ông Trung.

Tòa án nhận định: Năm 1960 ông Duyên có lập hai bản di chúc trong đó có bản đi chúc đề ngày 10/04/1960 định đoạt tài sản tại số 02A LHP, NT gồm: Một lô đất 1740m2 trên đất có một cái chùa linh quan tự, một đền thờ đức thánh Trần và hai cái nhà ngói cho con trai là ông Trung được toàn quyền hưởng dụng. Không có tài liệu nào chứng minh là ông Duyên đã bị ép buộc lập di chúc, hay lừa dối để lập di chúc. Di chúc đươc lập thành văn bản có chữ ký của ông Duyên, có Đại diện xã NT Tây xác nhận chữ ký của ông Duyên vào ngày 14/04/1960, có chủ sự phòng hành chính xác nhận ngày 15/04/1960.

Tài sản nhà đất tại số 2A LHP là tài sản riêng của ông Duyên tạo lập nên ông Duyên có toàn quyền định đoạt tài sản của ông cho ông Trung. Ngày 22/04/1960 ông Duyên chết, thừa kế mở và ông Trung là người thừa kế hợp pháp theo di chúc của ông Duyên đối với toàn bộ nhà đất số 02A LHP, NT.

Ngày 13/05/1996, Ông Trung và vợ là bà Chân đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của ông bà cho con trai là ông Thủy. Bản di chúc này được phòng công chứng Nhà nước tỉnh KH chứng nhận vào ngày 13/05/1996. Vì vậy theo quy định của pháp luật, ông Thủy là người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.

Tòa án tuyên: Xác định một chùa linh quan tự và đền thờ Đức Thánh Trần có diện tích 162,98m2, một nhà từ đường mái ngói, tôn, tường gạch, nền xi măng diện tích 129,897m2 nằm trên lô đất có diện tích 1.296,2m2 là di sản thừa kế của ông Duyên để lại.

Công nhận bản di chúc mà ông Duyên đã lập ngày 10/04/1960 là di chúc hợp pháp. Công nhận bản di chúc của ông Trung và vợ là bà Chân lập ngày 13/05/1996 là bản di chúc hợp pháp. Ông Thủy được quyền thừa kế hợp pháp di sản thừa kế của ông Trung và bà Chân để lại đó là quyền sở hữu căn nhà từ đường có diện tích 129,8m2, quyền quản lý Chùa Linh Quan Tự và đền thờ Đức Thánh Trần, và quyền sử dụng lô đất có diện tích 1.296,2m2.

2. Quyết định giám đốc thẩm số 36/2008/DS-GĐT ngày 27/11/2008 của Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản”

Cố Quách Thị Trang có ba người con gái là các cụ Tạ Thị Bê, Tạ Thị Hoa, Tạ Thị Hoà. Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Luật, cụ Tạ Thị Bê có 2 người con chung là ông Đan và bà Hương.

Năm 1961, cố Đoan và cụ Bê đã kê khai và bàn giao cho Nhà nước quản lý căn nhà số 22 HB cùng một số ngôi nhà khác (có nguồn gốc của gia đình cố Trang, cố Đoan) và được nhận diện tích nhà để lại, cụ thể là cố Đoan được sử dụng 23,1m2 tại căn nhà số 52 Hàng Nón, cụ Bê được sử dụng diện tích 40,12m2 tại căn nhà số 22 HB.

Năm 1986, cụ Luật chết, không để lại di chúc. Ngày 02/8/1991, cụ Bê lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà số 22 HB cho bà Hương, có công chứng. Bà Hương yêu cầu được hưởng thừa kế căn nhà 22 HB theo di chúc của cụ Bê, ông Đan phải trả nhà đất nêu trên, bà Hương cũng đồng ý thanh toán giá trị phần sửa chữa mà gia đình ông Đan bỏ ra trong quá trình sử dụng căn nhà.

Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên: Xác nhận di chúc trên là di chúc hợp pháp.

Giám đốc thẩm quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

3. Bản án số 04/2012/DS-ST ngày 12/3/2012 của Tòa án nhân dân quận HK thành phố HN về việc Chia thừa kế nhà 13 phố HB”

Cụ Đỗ Văn Thi và cụ Trần Thị Việt Nga (Cả hai đã chết), không có con chung, con riêng, con nuôi. Hai người có khối tài sản chung là nhà đất tại địa chỉ số 13 phố HB, phường HĐ, quận HK, HN đứng tên cụ Thi.

Cụ Thi đã chết và không để lại di chúc, dựa trên tình hình thực tế, cụ Nga được hưởng thừa kế tài sản trên. Cụ Nga lập di chúc cho các cháu cụ Thi là ông Đỗ Quang Lung, Đỗ Quang Minh và Đỗ Văn Phong (cụ Thi là chú ruột), được hưởng thừa kế tài sản là nhà số 13 phố HB. Tuy nhiên, di chúc chỉ có dấu tay điểm chỉ của bà Nga.

Đến 2011, cụ Nga tiếp tục làm di chúc cho ông Trần Quang Tùng, Trần Quang Hà hưởng thừa kế tài trên vì đã quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc, khám chữa cho cụ khi đau yếu. Sau đó hai người đã yêu cầu Văn phòng công chứng số 6 Tp HN công chứng di sản thừa kế trên. Ông Lung, Minh và Phong đã có đơn khiếu nại không đồng ý với các nội dung bản thông báo khai nhận di sản thừa kế của VPCC số 6 Tp. HN đã lập.

Tòa án tuyên: Xác nhận thời điểm mở thừa kế của cụ Đỗ Văn Thi vào ngày 12/02/2011. Cụ Đỗ Văn Thi chết không để lại di chúc. Xác định di sản thừa kế của cụ Đỗ Văn Thi là ½ (một nửa) nhà đất tại địa chỉ số 13 phố HB. Chia thừa kế di sản của cụ Thi theo pháp luật. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thi là cụ Nga. Xác nhận thời điểm mở thừa kế của cụ Nga vào ngày 02/09/2011. Xác định Di chúc của cụ Nga để cho các cháu ông Thi là di chúc hợp pháp và có hiệu lực pháp luật.

4. Quyết định giám đốc thẩm số 59/2012/DS-GĐT ngày 06/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”

Cụ Tòng và cụ Dân có 3 người con chung là ông Võ Vân, bà Võ Thị Cẩm và bà Võ Thị Giang (định cư tại Mỹ). Cụ Tòng, cụ Dân tạo lập được là 01 căn nhà, cụ Tòng chết không để lại di chúc.

Ngày 26/4/1994, cụ Dân tự lập di chúc và mang đến UBND phường xin xác nhận, phân chia cho bà Cẩm thừa kế phần cho anh Thân (con ông Vân) sở hữu. Cụ Dân khi đưa di chúc cho bà Cẩm giữ, không đưa cho anh Thân bản nào.

Sau khi cụ Dân chết, bà Cẩm làm đơn xin mở thừa kế theo di chúc thì được biết cụ Dân đã hủy bỏ di chúc cũ, lập di chúc mới cho vợ chồng ông Vân hưởng toàn bộ nhà đất của cha mẹ. Sau khi bà Cẩm được xem di chúc của cụ Dân lập năm 2004 thấy nhiều điểm bất hợp lý như về địa điểm cũng như nguồn gốc thửa đất mà cụ Dân đã lập. Bà Cẩm cho rằng đây là âm mưu của vợ chồng ông Vân ép cụ Dân điểm chỉ vào di chúc để chiếm đoạt tài sản. Nay bà Cẩm yêu cầu Tòa án hủy bỏ di chúc ngày 8/3/2004, công nhận di chúc ngày 26/4/1994 của cụ Dân.

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Hủy bỏ đơn xin hủy bỏ di chúc và bản di chúc do ông Trần Văn Hùng viết giúp cụ Trần Thị Dân vào ngày 8/3/2004 vì không hợp pháp.

Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: Sửa bản án dân sự sơ thẩm:

Thừa nhận văn bản ngày 8/3/2004 về việc hủy bỏ di chúc lập ngày 26/4/1994 của cụ Trần Thị Dân. Bản di chúc của cụ Trần Thị Dân ngày 8/3/2004 là bản di chúc hợp pháp. Công nhận một phần di chúc của cụ Dân.

Giám đốc thẩm quyết định: Căn cứ kết quả xác minh, di chúc của cụ Dân lập ngày 8/3/2004 không được coi là di chúc có chứng thực hợp pháp. Tòa án cấp phúc thẩm công Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

5. Quyết định giám đốc thẩm số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”

Cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh có 6 người con là các ông bà: Nguyễn Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi (định cư tại Đức).

Trước khi chết cụ Phúc có dặn các con nếu phải bán nhà, đất để phân chia tài sản thì con trai mỗi người 100.000.000đ, con gái mỗi người 30.000.000đ, phần còn lại để lại cho cụ Thịnh. Tài sản chung của các cụ gồm khoảng 200m2 đất trên có 2 ngôi nhà 2 tầng, tại số 708 đường Ngô Gia Tự, Tp. Bắc Ninh. Ngoài ra, còn tạo lập được 1 thửa đất khác tại số 167 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Bắc Ninh. Sau khi cụ Phúc chết thì cụ Thịnh cho riêng ông Vũ thửa đất tại 167 Nguyễn Văn Cừ, nhưng do làm ăn thua lỗ, hoàn cảnh khó khăn nên ông Vũ đã bán tài sản này.

Sau khi triệu tập cuộc họp gia đình vắng mặt bà Dung và ông Vũ, các thành viên còn lại nhất trí sang tên sổ đỏ nhà đất ở Ngô Gia Tự cho ông Vân, có sự chứng kiến của TDP và xác nhận của UBND phường. Phòng TN& MT đã đồng ý chuyển GCNQSDĐ đứng tên cụ Phúc sang tên ông Vân.

Năm 2006, cụ Thịnh khi đó vẫn còn minh mẫn, đã tự tay viết bản di chúc và trực tiếp xin xác nhận của UBND phường. Trong di chúc cụ Thịnh đã cho ông Vân được hưởng toàn bộ phần tài sản, bao gồm cả tài sản được hưởng cụ.Nay ông Vũ, bà Oanh, bà Dung đề nghị được chia phần tài sản của cụ Phúc để lại gồm nhà và đất tại số 708 đường Ngô Gia Tự hiện vợ chồng ông Vân đang quản lý.

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên: Xác nhận “Bản di chúc” do cụ Phạm Thị Thịnh viết là di chúc hợp pháp, Tòa án quyết định các vấn đề về việc phân chia di sản cho các bên.

Giám đốc thẩm nhận định: Di chúc của cụ Thịnh là hợp pháp, chia di sản của cụ Thịnh theo di chúc, phần di sản của cụ Phúc được chia theo pháp luật là có cơ sở. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác minh làm rõ, nhưng lại xác định 02 ngôi nhà một tầng là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh là chưa đủ cơ sở vững chắc. Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý.

Giám đốc thẩm quyết định: Đồng thời, Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà), nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình, hợp lý. Hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

6. Quyết định giám đốc thẩm số 117/2013/DS-GĐT ngày 12/9/2013 của Tòa án nhân tối cao về vụ án “Tranh chấp tài sản chung”.

7. Quyết định giám đốc thẩm số 148/2013/DS-GĐT ngày 20/01/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

8. Bản án số 1579/2014/DS-PT ngày 15/12/2014 của Tòa án nhân dân thành phố HCM về việc “Tranh chấp di sản thừa kế”.

9. Bản án số 296/2017/DS-PT ngày 12/10/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về việc “Yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chia thừa kế theo pháp luật”.

10. Bản án số 94/2017/DS-ST ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà nẵng về việc “Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

11. Bản án số 101/2018/DS-PT ngày 02/07/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản theo di chúc”.

12. Bản án số 14/2018/DS-ST ngày 13/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ về việc “Tranh chấp thừa kế theo di chúc”.

13. Bản án số 58/2019/DS-PT ngày 14/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau về việc “Tranh chấp yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo di chúc và tặng cho tài sản”.

14. Bản án số 34/2019/DS-PT ngày 05/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương về việc “Tranh chấp chia di sản thừa kế và yêu cầu xác định di chúc hợp pháp và chia di sản thừa kế theo di chúc”.

15. Bản án số 21/2019/DS-ST ngày 14//11/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương về việc Tranh chấp về thừa kế tài sản”.

16. Bản án số 80/2020/DS-PT ngày 13/5/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản liên quan đến yêu cầu tuyên bố bản di chúc là vô hiệu”.

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 16 bản án & quyết định giám đốc thẩm về tuyên di chúc hợp pháp và chia thừa kế theo di chúc.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Thị Như Quyên/181; Ngày viết: 22/4/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn thủ tục lập di chúc hợp pháp

- Những điều cần biết khi chia thừa kế theo pháp luật

- Dịch vụ tư vấn chia thừa kế, lập di chúc hợp pháp

- Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc mới nhất

- Di sản thừa kế được phân chia như thế nào



Gọi ngay

Zalo