Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tổng hợp 20 giải đáp của TAND Tối cao trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – lao động (từ 1999 - 2020)

Tổng hợp 20 giải đáp của TAND Tối cao trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – lao động (từ năm 1999 đến năm 2020)

Trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại cũng còn bộc lộ một số vấn đề hạn chế về nhận thức và áp dụng pháp luật. Do vậy, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động thường gặp nhiều khó khăn, không thống nhất quan điểm giữa Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp, cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án. Nhằm giải đáp thắc mắc này, bài viết của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tổng hợp 20 giải đáp nên biết của TAND Tối cao trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – lao động (từ năm 1999 đến năm 2020).

Vướng mắc 1. Tại công ty TNHH hai thành viên, thành viên A mua lại toàn bộ phần vốn góp của thành viên B, nhưng chưa thanh toán giá trị chuyển nhượng phần vốn góp theo thỏa thuận. Sau đó A làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên. Việc B khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng trả lại phần vốn góp đã chuyển nhượng, trả lại tư cách thành viên công ty và hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thay đổi là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh thương mại? Tòa án nhân dân cấp nào có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm? Khi giải quyết vụ án Tòa án có xem xét hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thay đổi đó không?

Việc A mua lại toàn bộ phần vốn góp của thành viên B đã xác lập hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa A và B. B khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng trả lại phần vốn góp đã chuyển nhượng, là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa A và B. Trường hợp này lí do hủy bỏ Hợp đồng do A chậm thực hiện nghĩa vụ (Điều 424 của Bộ luật Dân sự 2015). Tại thời điểm B khởi kiện thì B không còn là thành viên của công ty (do A đã chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên sang Công ty TNHH một thành viên). Tuy nhiên, đây là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa A và B và tại thời điểm giao kết hợp đồng thì A và B đều là thành viên của Công ty TNHH hai thành viên. Vì vậy, Toà án căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để xác định tranh chấp này là tranh chấp kinh doanh thương mại.

Vướng mắc 2. Ông A và bà B là thành viên của Công ty TNHH hai thành viên thành lập năm 2016. Ông A góp vốn bằng nhà xưởng, Công ty đã nhận nhà xưởng và sử dụng để sản xuất, kinh doanh nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất cho Công ty. Năm 2018, Ông A chuyển nhượng vốn góp cho bà C, nhưng không cho bà B biết. Trường hợp bà B khởi kiện ông A thì Tòa án xác định việc góp vốn của ông A vào Công ty đã hoàn thành chưa và bà C có là thành viên Công ty TNHH hai thành viên không?

Căn cứ quy định Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì việc ông A tự ý chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho bà C mà không chào bán phần vốn góp cho bà B (bà B không biết) là không đúng quy định của pháp luật nên Hợp đồng chuyển nhượng giữa ông A và bà C bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật (Điều 123 của Bộ luật Dân sự năm 2015), do đó các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 của Bộ luật Dân sự năm 2015). Theo đó, bà C phải trả lại phần vốn góp đã nhận chuyển nhượng từ ông A; bà C không trở thành thành viên Công ty.

Vướng mắc 3. Thành viên Công ty TNHH hoặc cổ đông Công ty cổ phần khởi kiện Giám đốc Công ty TNHH hoặc Giám đốc Công ty cổ phần vì cho rằng Giám đốc không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty TNHH; cổ đông hoặc Công ty cổ phần. Khi phát sinh tranh chấp, Tòa án sẽ căn cứ quy định pháp luật nào để thụ lý, giải quyết.

Căn cứ theo Điều 72, Điều 161 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thành viên công ty TNHH hoặc cổ đông Công ty cổ phần có quyền nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với người quản lý. Trong trường hợp này nếu việc nhân danh Công ty của thành viên Công ty TNHH hoặc cổ đông Công ty cổ phần là hợp pháp (được Công ty ủy quyền) thì Toà án phải căn cứ khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết vụ án.

Vướng mắc 4. Hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng A với Công ty B được giao kết và thực hiện giải ngân tiền vay tại chi nhánh M của Ngân hàng. Khi ký kết hợp đồng, các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp. Đến hạn trả nợ, Công ty B không trả được nợ nên Ngân hàng A đã khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng với Công ty B tại Tòa án nơi có chi nhánh M của Ngân hàng. Trường hợp này, Tòa án nơi có chi nhánh của Ngân hàng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không?

Hợp đồng tín dụng này có hoạt động giải ngân tiền vay tại chi nhánh M của Ngân hàng nên nơi có chi nhánh M của Ngân hàng được xác định là nơi thực hiện hợp đồng. Do vậy, Tòa án nơi có chi nhánh M của Ngân hàng có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp nêu trên.

Vướng mắc 5. Tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm về việc đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đã ký kết là tranh chấp dân sự hay tranh chấp kinh doanh, thương mại?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận", trong trường hợp tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm về việc đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thì: doanh nghiệp bảo hiểm đã có đăng ký kinh doanh, hai bên ký kết hợp đồng đều vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, nếu người mua bảo hiểm có đăng ký kinh doanh thì tranh chấp đó là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Nếu người mua bảo hiểm không có đăng ký kinh doanh thì tranh chấp được xác định là tranh chấp về dân sự.

Vướng mắc 6. Trường hợp bên mua bảo hiểm có ý cung cấp thông tin không trung thực để giao kết hợp đồng bảo hiểm và hưởng chế độ bảo hiểm thì bị coi là trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm theo điểm d khoản 1 Điều 22 của Luật Kinh doanh bảo hiểm hay là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo điểm a khoản 2 Điều 19 của Luật Kinh doanh bảo hiểm?

Vướng mắc 7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án mà nội dung hòa giải liên quan đến tranh chấp về kinh doanh, thương mại là yêu cầu về dân sự hay yêu cầu về kinh doanh, thương mại? Nếu là yêu cầu về kinh doanh, thương mại thì Tòa án áp dụng Điều luật nào để thụ lý giải quyết vì hiện nay theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là yêu cầu dân sự (khoản 7 Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Vướng mắc 8. Từ ngày 01-01-2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành), thời điểm tính thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2011) được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự hay Luật Kinh doanh bảo hiểm?

Vướng mắc 9. Hợp đồng tín dụng mà bên vay là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, do người đại diện theo pháp luật ký hợp đồng nhưng hồ sơ vay không có biên bản họp thành viên của Hội đồng thành viên. Trường hợp có tranh chấp xảy ra thì bên vay được xác định là Công ty hay cá nhân người đại diện? Công ty sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì?

Vướng mắc 10. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể đã đăng ký và được cấp nhãn hiệu tập thể theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Khi hộ gia đình, tổ hợp tác khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tập thể đó hoặc bị khởi kiện thì việc xác định tư cách tham gia tố tụng như thế nào?

Vướng mắc 11. Tại Điểm a Khoản 3 Mục I Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 7-1-1995 có hướng dẫn: "... Nếu đã hết thời hạn khởi kiện là 6 tháng thì Toà án không thụ lý giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng kinh tế, mà chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ do các bên thoả thuận... theo thủ tục kinh tế hoặc theo thủ tục tố tụng dân sự".

Đề nghị có sự giải thích cụ thể thêm, có thể nêu thêm ví dụ để chứng minh trường hợp nào thụ lý theo thủ tục tố tụng kinh tế, trường hợp nào thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự, vì hiện nay có một số ý kiến cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện theo thủ tục tố tụng kinh tế thì được quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Vướng mắc 12. Việc xác định thời Điểm để bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế như thế nào?

Vướng mắc 13. Khi xảy ra tranh chấp hoặc vi phạm hợp đồng kinh tế, một trong các bên yêu cầu cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân giải quyết, hoặc các cơ quan này tự phát hiện, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để khởi tố vụ án hình sự ... Sau một thời gian cơ quan Công an, Viện kiểm sát không khởi tố hoặc đã khởi tố, nhưng đã ra quyết định đình chỉ Điều tra vì không có dấu hiệu tội phạm và đã trả lại đơn cho đương sự, hướng dẫn cho đương sự gửi đơn đến Toà án giải quyết. Khi nhận được đơn đã quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày xảy ra tranh chấp thì Toà án có thụ lý giải quyết không?

Vướng mắc 14. Việc phát sinh từ các hợp đồng vay vốn của Ngân hàng có thế chấp tài sản mà bên vay bỏ đi khỏi địa phương không rõ lý do và địa chỉ; đề nghị cho phép Thẩm phám ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: "phát mại tài sản thế chấp" để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Vướng mắc 15. Đối với trường hợp người có chức vụ trong Ban lãnh đạo của Công ty làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của doanh nghiệp, vụ án đã khởi tố về mặt hình sự và nếu có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì Toà án có thể tiến hành đồng thời việc xem xét mở thủ tục phá sản doanh nghiệp hay không?

Vướng mắc 16. Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế, tư cách chủ thể theo hợp đồng kinh tế của một hoặc các bên đều không còn nữa, thì việc giải quyết sẽ theo thủ tục tố tụng kinh tế hay dân sự.

Vướng mắc 17. Đề nghị giải thích khái niệm: "Nơi thực hiện hợp đồng kinh tế".

Vướng mắc 18. Trước khi ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Toà án có cần phải kiểm tra sổ sách tài liệu... mà doanh nghiệp gửi đến hay chỉ cần xem xét kết quả kiểm toán?

Vướng mắc 19. Thẩm phán có được kê biên tài sản của người mắc nợ doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ không?

Vướng mắc 20. Trong một doanh nghiệp Nhà nước có việc lập quỹ trái phép. Người lao động được giao nhiệm vụ quản lý quỹ trái phép đã chiếm đoạt tiền trong quỹ trái phép đó, nên đã bị doanh nghiệp ra quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải. Vậy quyết định xử lý kỷ luật của doanh nghiệp là đúng hay sai?

Quý bạn đọc xem và tải tài liệu đầy đủ tại: Tổng hợp 20 giải đáp của TAND Tối cao trong lĩnh vực kinh doanh thương mại – lao động (từ năm 1999 đến năm 2020)

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Phương Thảo/182. Ngày viết bài: 15/04/2022)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tổng hợp văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp

- Hệ thống văn bản pháp luật lao động Việt Nam hiện hành

- Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động

- Tư vấn pháp luật thường xuyên

- Tư vấn Luật Lao động



Gọi ngay

Zalo