Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI MỸ

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU TẠI MỸ

Doanh nghiệp Việt cần nhận thức được rằng: Nước Mỹ (Hoa Kỳ) không chỉ là cường quốc số 1 thế giới về kinh tế mà còn là thị trường xuất khẩu vô cùng quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việt Nam hiện đang được hưởng rất nhiều lợi ích trong quan hệ thương mại với Mỹ do luôn có giá trị xuất siêu lớn sang thị trường này. Do đó, việc tìm hiểu về quy trình, thủ tục hay các giấy tờ cần thiết để đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là vô cùng thiết thực, nhất là đối với các doanh nghiệp đang có ý định xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu Việt vào thị trường Mỹ.

I. Căn cứ pháp luật

- Công ước Paris;

- Nghị định thư Madrid;

- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).


II. Nội dung tư vấn

1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ

Bên cạnh điều kiện có khả năng phân biệt sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ cùng loại thì một nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ tại Mỹ cần đáp ứng thêm các điều kiện khác theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ như sau:

+Nhãn hiệu đã được sử dụng tại Mỹ;

+Nhãn hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ;

+Nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã đăng ký tại một quốc gia là thành viên của Công ước Paris hoặc của Thỏa ước về nhãn hiệu hàng hóa mà Mỹ công nhận.

2. Quy trình thủ tục đăng ký và thời gian xử lý đơn nhãn hiệu tại Mỹ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) là thành viên của nhiều hiệp ước quốc tế liên quan đến bảo hộ Sở hữu trí tuệ trong đó có Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, thỏa ước NICE về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ. Do đó, để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

Cách 1. Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Liên bang Mỹ USPTO (United States Patent and Trademark Office)

Ngoài cách nộp trực tiếp, doanh nghiệp cũng có thể nộp đơn trực tuyến tại website uspto.gov của Cơ quan Sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ hoặc nộp qua đường bưu điện tới Cơ quan này.

Tài liệu, giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Giấy ủy quyền;
  • Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký;
  • Danh mục cụ thể hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (kèm theo phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ);
  • Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và quốc tịch của người nộp đơn;
  • Tài liệu và thông tin về căn cứ nộp đơn;

Quy trình thẩm định

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ sẽ được Thẩm định viên của USPTO xem xét trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu được chấp thuận, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký.

Nếu không có sự phản đối nào, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại Mỹ.

Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ là 18-24 tháng. Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Đối với nhãn hiệu chưa được sử dụng trên thị trường, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (United States Patent and Trademark Office) sẽ ra thông báo về việc chấp nhận đơn. Trong thời hạn 03 năm chủ sở hữu phải nộp bằng chứng chứng minh nhãn hiệu đã được sử dụng tại thị trường Mỹ thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cách 2. Đăng ký thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid

Cùng với Việt Nam, Mỹ cũng là thành viên của Nghị định thư Madrid nên doanh nghiệp Việt có thể đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ thông qua thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.

Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (chỉ rõ Mỹ là quốc gia mà doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu) cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thẩm định và chuyển đơn đăng ký cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

WIPO sẽ tiến hành thẩm định đơn. Nếu không có sai sót đơn sẽ chính thức dịch sang các ngôn ngữ khác; công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của WIPO và được gửi cho USPTO (United States Patent and Trademark Office), đồng thời ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung là 18 tháng. Nếu quá thời hạn trên mà WIPO không nhận được bất kỳ phản hồi nào thì nhãn hiệu mặc nhiên được coi là đã được đăng ký bảo hộ thành công tại Mỹ.

3. Nên đăng ký trực tiếp tại USPTO hay đăng ký thông qua Hệ thống Madrid?

Việc lựa chọn đăng ký trực tiếp hay đăng ký thông qua hệ thống Madrid cần được xem xét dựa trên việc cân nhắc giữa các yếu tố như chi phí, thời gian, sự khác biệt về các thủ tục như sửa đổi, gia hạn, chuyển nhượng nhãn hiệu,…

Nhìn chung, đăng ký nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid có chỉ định Mỹ có thể tiết kiệm chi phí hơn trong một số trường hợp nhất định nhưng cũng có thể gặp phải những khó khăn khác trong quá trình đăng ký. Ví dụ, nếu một nhãn hiệu có thể bị coi là có tính mô tả (descriptive) và dễ bị từ chối bởi USPTO thì nên đăng ký trực tiếp tại USPTO. Khi đó, khả năng đăng ký sẽ được mở rộng hơn bởi nhãn nộp trực tiếp có quyền được đăng ký vào sổ đăng bạ bổ sung (Supplemental Register).

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu-những dấu hiệu nhận biết

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn về nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu, xác lập quyền đối với nhãn hiệu



Gọi ngay

Zalo