Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​CÁC TRƯỜNG HỢP GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ

CÁC TRƯỜNG HỢP GIỚI HẠN QUYỀN TÁC GIẢ

Giới hạn quyền tác giả là một khía cạnh thể hiện cho nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và lợi ích công chúng. Điều này đã được thể hiện rõ trong quy định của Luật. Bài viết dưới đây của công ty luật TNHH HTC Việt Nam phân tích một số điểm giới hạn quyền tác giả nổi bật trong việc sao chép và trích dẫn tác phẩm theo pháp luật Việt Nam.

I. Cơ sở pháp lý

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

II. Nội dung





1. Khái niệm về giới hạn quyền tác giả

Giới hạn quyền tác giả là những hạn chế về quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hay còn được hiểu như là các ngoại lệ của quyền tác giả. Giới hạn quyền tác giả là quy định liên quan tới việc khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bảng ghi âm hình, chương trình sóng các trường hợp đặc biệt, cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng phục vụ công tác thông tin, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chính sách xã hội.

2. Ý nghĩa

Bản chất của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và lợi ích xã hội là sự dung hòa quyền lợi giữa các bên nhằm tạo ra điều kiện tồn tại và phát triển cho chính các bên. Mỗi bên sẽ phải hi sinh một phần quyền lợi của mình để hướng tới lợi ích chung lớn hơn, mà sâu xa hơn chính là tạo ra một xã hội phát triển bền vững, công bằng và bình đẳng. Vì thế, có hai vấn đề được đặt ra,

Một là, cần đảm bảo một cơ chế bảo hộ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với các sản phẩm trí tuệ

Hai là, cần đảm bảo cho công chúng được tiếp cận tri thức rộng rãi

Đáp ứng được hai yêu cầu này, thì một quốc gia đã giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa tác giả, chủ sở hữu trí tuệ và công chúng, cuối cùng nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích cho cả hai bên để hướng tới một xã hội tri thức.Nếu nhà nước không có cơ chế bảo hộ thích hợp quyền của CSH trí tuệ thì không thể khuyến khích sự sáng tạo; tuy nhiên nếu chỉ hướng tới bảo vệ tác giả thì có thể dẫn đến sự lạm dụng độc quyền và ảnh hưởng đến việc tiếp cận tri thức của đông đảo công chúng, chưa kể nếu bảo hộ quá lâu sẽ dẫn đến sự cản trở của giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Do đó, việc giới hạn quyền tác giả đem lại ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ và khai thác quyền tác giả.

3. Các trường hợp giới hạn quyền tác giả theo quy định pháp luật hiện hành

Thứ nhất, giới hạn quyền tác giả về không gian: quyền tác giả chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia. Có thể nói việc bảo hộ quyền tác giả có tính chất lãnh thổ. Tác phẩm sáng tạo chỉ được hưởng sự bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý được quy định bởi pháp luật về quyền tác giả của một quốc gia nhất định. Mỗi quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền tác giả riêng biệt. Tuy nhiên, quyền này không đương nhiên có giá trị tại quốc gia khác, trừ khi các quốc gia cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền đó. Khi đó, phạm vi không gian mà quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ đó được bảo hộ sẽ được mở rộng ra tất cả các quốc gia thành viên, Điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo hộ quyền tác giả là Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Thứ hai, giới hạn quyền tác giả về thời gian: quyền tác giả chỉ có thời hạn nhất định chứ không có tác dụng vĩnh viễn. Tuy nhiên với mỗi tác phẩm khác nhau thì sẽ có những quy định thời hạn khác nhau. Quyền tác giả chỉ có hiệu lực trong thời gian bảo hộ, sau khi hết thời hạn thì tác phẩm thuộc về công cộng và được sử dụng tự do nhưng cần được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm cũng như tên tác giả. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian mà nhà nước bằng quy định của pháp luật và đảm bảo bằng một hệ thống thực thi quyền cho phép các tác giả được hưởng các độc quyền đối với tác phẩm của mình.

Thứ ba, giới hạn quyền tác giả trong trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Theo Công ước Berne - điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về quyền tác giả cũng quy định trong những trường hợp nhất định quốc gia thành viên có quyền quy định việc sao chép, trích dẫn, in lại, phát sóng lại… với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả thì việc sử dụng đó không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền. Điều 25 quy định những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Đặc biệt trong các trường hợp này cần lưu ý việc sao chép tác phẩm là nhằm mục đích ngiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép để lưu trữ trong thư viện.Bên cạnh đó còn có việc trích dẫn tác phẩm, việc trích dẫn ngoài việc không làm sai ý của tác giả, không gây phương hại đến quyền tác giả và phù hợp với đặc điểm của tác phẩm được sử dụng để trích dẫn thì việc trích dẫn đó phải không nhằm mục đích thương mại

Thứ tư, giới hạn quyền tác giả trong trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền được quy định trong các điều ước quốc tế. Tại Điều 11bis Công ước Berne cho phép pháp luật quốc gia thành viên có quyền quy định việc sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước mà quốc gia thành viên có quy định khác nhau về vấn đề này. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm. Vấn đề này được quy định tại Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam, trong đó quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng. Việc sử dụng các tác phẩm phải theo quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến quyên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Việc sử dụng tác phẩm trong trường hợp không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi phân tích các trường hợp giới hạn quyền tác giả. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất

(Vân Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Các hành vi xâm phạm đối với quyền tác giả

Tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Tư vấn tra cứu thông tin đến đăng ký về bản quyền tác giả

Tư vấn quyền tác giả và quyền liên quan




Gọi ngay

Zalo