Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ ​DOANH NGHIỆ​​P

TƯ VẤN CÁC TRƯỜNG HỢP VỀ DOANH NGHIỆP

Có rất nhiều vấn đề pháp lý xoay quanh doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động nên doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ, tư vấn từ phía luật sư. Bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn, giải đáp cho doanh nghiệp những vướng mắc, băn khoăn đối với các trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp gặp phải.

1. Yêu cầu khách hàng

Trường hợp 1: Tư vấn các phương án chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH một thành viên sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Trường hợp 2: Tư vấn về vấn đề người đang làm việc tại trường học có được làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không?

2. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020.

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.

- Luật Viên chức.

- Luật phòng chống tham nhũng.

3. Nhận định pháp lý

Trường hợp 1: Tư vấn các phương án chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH một thành viên sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Khi Công ty TNHH một thành viên tiếp nhận thêm 01 thành viên mới thì bắt buộc phải chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Việc Công ty nên lựa chọn tiếp nhận thành viên mới thông qua việc chuyển nhượng một phần vốn góp của chủ sở hữu hoặc huy động thêm vốn góp từ thành viên mới trước hết cần căn cứ vào quy mô, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp: có muốn giữ nguyên vốn điều lệ hay muốn tăng vốn điều lệ, chủ sở hữu muốn giữ nguyên phần vốn góp của mình trong công ty hay muốn giảm bớt bằng cách chuyển nhượng cho thành viên mới.

- Trường hợp chuyển nhượng vốn góp của chủ sở hữu sang cho thành viên mới:

+ Ưu điểm: Đây trường hợp phổ biến, hồ sơ đơn giản. Trường hợp này nếu doanh nghiệp muốn tăng vốn thì cũng có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (Có thể tăng vốn hoặc không tăng vốn điều lệ khi chuyển đổi loại hình)

+ Hạn chế: Sau khi chuyển nhượng các bên phải tiến hành thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

- Trường hợp huy động thêm vốn góp của thành viên mới:

+ Ưu điểm: Chỉ cần thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thành viên mới không cần thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân;

+ Hạn chế: Hồ sơ chuyển đổi phải kèm theo nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới. Đối với trường hợp này, việc chuyển đổi loại hình bắt buộc thực hiện đồng thời với việc tăng vốn điều lệ do huy động thêm vốn góp của thành viên mới.

Như vậy, cần căn cứ vào nhu cầu, tình hình thực tế của khách hàng để lựa chọn phương án phù hợp nhất. Nếu khách hàng muốn đồng thời thực hiện việc tăng vốn điều lệ và giữ nguyên vốn góp của mình tại Công ty thì nên chọn phương án thứ hai, nếu khách hàng muốn giữ nguyên vốn điều lệ thì nên chọn phương án thứ nhất.

Trường hợp 2: Tư vấn về vấn đề người đang làm việc tại trường học có được làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không?

Trước hết cần xác định trường học mà người này đang làm việc là trường công lập hay dân lập. Trường công lập là trường học do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu. Trường dân lập do tổ chức, cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non.

Theo quy định tại Luật Viên chức thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, từ đó xác định xem người này có phải là viên chức không.

Do hiện tại doanh nghiệp đang hoạt động với loại hình là Công ty TNHH một thành viên nên khi muốn chuyển đổi sang loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì bắt buộc phải tiếp nhận thêm thành viên mới. Thành viên mới sau khi tiếp nhận cũng sẽ có vai trò là người quản lý công ty dù có là người đại diện theo pháp luật hay không.

Theo quy định tại Luật viên chức, Luật phòng chống tham nhũng, viên chức “được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn,...”.

Theo đó, nếu người này là viên chức thì sẽ không được tham gia góp vốn vào loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, bởi khi góp vốn vào loại hình doanh nghiệp này, người góp vốn sẽ trở thành thành viên đồng thời là người quản lý doanh nghiệp, tham gia vào quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Như vậy, nếu chủ sở hữu muốn người này trở thành thành viên mới của doanh nghiệp đồng thời làm người đại diện theo pháp luật thì người này không được là viên chức.

4. Các lưu ý cho Doanh nghiệp đối với 2 trường hợp trên

Trường hợp 1:

- Khi chuyển đổi Công ty TNHH 1 thành viên thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì phải nộp thuế doanh nghiệp.

- Việc chuyển đổi không đồng thời phải thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty là chủ sở hữu.

- Các thành viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp 2:

Không phải ai đi dạy hay làm việc tại cơ sở giáo dục cũng là viên chức. Vậy nên, phải xét xem hợp đồng của người đó với cơ sở giáo dục mới khẳng định được có thuộc trường hợp không được thành lập quản lý doanh nghiệp hay không?

Dịch vụ tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Tư vấn thành lập doanh nghiệp;

- Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Tư vấn thủ tục xin tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp;

- Tư vấn khi doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng với đối tác kinh doanh ngoài công ty và trong nội bộ công ty;

- Tư vấn các yếu tố liên quan đến háp luật khi doanh nghiệp thực hiện dự án, lựa chọn đối tác hợp tác;

- Thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát và phân tích về khía cạnh pháp lý về bất kỳ vấn đề nào theo yêu cầu của Khách hàng.

- Đại diện hoặc cùng với Khách hàng thảo luận, thương lượng và/hoặc họp với các cơ quan nhà nước (cấp trung ương và địa phương) của Việt Nam, các pháp nhân và/hoặc cá nhân khác với tư cách là luật sư, người đại diện uỷ quyền để thực hiện các hành động của Khách hàng.

- Thực hiện các văn bản liên quan cho các cổ đông, các cuộc họp thường niên.

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến luật pháp: tranh chấp quyền lợi kinh tế, thỏa thuận lợi ích với các cá nhân có liên quan đến doanh nghiệp, giải quyết các khiếu nại, tố tụng của cá nhân đối với doanh nghiệp…

- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác mà doanh nghiệp yêu cầu.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Võ Thị Thúy Diệu/175; Ngày viết: 06/12/2021)


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn đăng ký hoạt động hộ kinh doanh cá thể

- Đồng thời thành lập hộ kinh doanh cá thể và công ty cổ phần được không?

- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

- Mở thêm hộ kinh doanh cá thể khi đã có công ty TNHH

- Tư vấn chủ sở hữu kinh doanh thành lập doanh nghiệp mới



Gọi ngay

Zalo