Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

SỬ DỤNG THUỐC MÊ ĐỂ LẤY TÀI SẢN BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay các loại thuốc mê vẫn được bán trôi nổi trên thị trường mặc dù đây đều là hàng cấm và được ví như là độc dược. Theo đó thực trạng tội phạm sử dụng thuốc mê ngày càng gia tăng nhất là trong các vụ án trộm cắp tài sản. Vậy hành vi sử dụng thuốc mê để lấy cắp tài sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành. Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn tư vấn và giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015.

II. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản...” thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về ội cướp tài sản.

Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện ở một trong ba hành vi sau:

- Dùng vũ lực: được hiểu là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác nhằm đè bẹp sự phản kháng hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực trước hết phải là hành vi nhằm vào con người. Người bị tấn công ở đây có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tài sản hay cũng có thể là người bất kỳ mà người phạm tội cho rằng người này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình. Thực tế hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…

- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc cử chỉ (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe dọa nhưng cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thích với người bị đe dọa. Dấu hiệu “ngay tức khắc” ở đây vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời gian (xảy ra ngay lập tức) và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt nhằm làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi.

Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi họ phải thực sự có ý định dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có đủ điều kiện để dùng vũ lực ngay tức khắc. Như vậy, những trường hợp chỉ làm ra vẻ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không có ý định hoặc không có điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng đã thoả mãn đấu hiệu “ngay tức khắc" của tội cướp tài sản. Ví dụ: Dùng súng giả dọa bắn chết ngay.

- Hành vi khác: Hành vi ở dạng thứ ba này tuy không phải là dùng vũ lực cũng như không phải là lời đe dọa... nhưng có khả năng như những hành vi đó – khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. Do vậy, những hành vi này được coi là cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Chúng đều có khả năng để bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự. Hành vi đầu độc, hành vi dùng thuốc gây mê là những ví dụ về dạng hành vi thứ ba này.

Như vậy hành vi dùng thuốc gây mê để lấy tài sản là một trong những hành vi khách quan của tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS. Theo quy định tại Điều luật này, người thực hiện hành vi cướp tài sản - tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam liên quan đến việc xử lý hành vi dùng thuốc gây mê để lấy tài sản. Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Nguyễn Thị Lan Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tham gia đua xe trái phép gây chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Kẻ đưa hối lộ phải nhận hình phạt nào theo quy định của BLHS năm 2015?

Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?



Gọi ngay

Zalo