Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HÌNH PHẠT CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ, CẤM HÀNH NGHỀ HOẶC CÔNG VIỆC NHẤT ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung, được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định nào đó sau khi chấp hành hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ tại Điều 41 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, như sau:

“Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.”

Như vậy, đây là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án khi Tòa án xét thấy sau khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính mà để họ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây ra nguy hại cho xã hội hoặc họ lại có điều kiện phạm tội mới.

Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là không cho người bị kết án làm những nghề này hay những công việc mà họ có thể tiếp tục phạm tội. Việc áp dụng cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu quả của hình phạt chính và nhằm mục đích phòng ngừa người bị kết án tiếp tục phạm tội. Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Đây là quy định mang tính chất tùy nghi, đánh giá dành cho Toà án.Do vậy, chưa lấy được chuẩn mực đo lường về mức độ “gây nguy hại cho xã hội” thì không áp dụng hình phạt bổ sung này?

Nhưng để Toà án xét thấy trong tương lai họ không thể gây nguy hại cho xã hội, nếu vẫn để cho họ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì vấn đề này được Tòa án căn cứ vào yếu tố nào xác định.

Đây là hình phạt bổ sung, được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định nào đó sau khi chấp hành hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu là hình phạt chính khác thì họ có thể lại có điểu kiện phạm tội mới.

Theo quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, hình phạt bổ sung này được quy định tại các tội phạm cụ thể mà người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để phạm tội hoặc do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ, vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể hoặc của công. Khi áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tòa án tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể vừa tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định nhưng cũng có thể chỉ tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật HTC Việt Nam về các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề đồng phạm. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo