Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HÀNH VI BOM HÀNG CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT?

Ngày nay, giao dịch thương mại điện tử phát triển một cách mạnh mẽ làm cho việc shopping trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi bạn ngồi ở nhà mà vẫn có thể mua sắm được ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích như vậy cũng có những mặt trái của nó. Đó là những vấn đề về tính trung thực khi mua hàng. Xuất hiện ngày càng nhiều những than phiền của những người bán hàng online về những lần boom hàng dở khóc dở cười của các thượng đế. Vậy, Hành vi bom hàng có vi phạm pháp luật không? liệu có chế tài nào xử phạt người bom hàng không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

1. Bộ luật Dân sự 2015.

II. Nội dung tư vấn

1. Hành vi Bom hàng có vi phạm pháp luật

Boom hàng là cách gọi thông thường để chỉ các trường hợp khách hàng đặt hàng, mua hàng nhưng không nhận khi được người bán giao hàng đến nhà, nơi làm việc…

Xét về bản chất, khi người mua và người bán thực hiện việc đặt hàng đồng nghĩa với việc đây đã là một giao dịch dân sự.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Điều 116 Bộ luật này nêu rõ, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Từ quy định trên, có thể thấy, việc đặt hàng dù thông qua lời nói, văn bản hay đặt hàng trên mạng thông qua các website trung gian hoặc ở ngay trang web của chính nhãn hàng đó thì đều là ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, nội dung hợp đồng nêu tại Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm đối tượng; số lượng; chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng…

Do đó, khi người mua đặt hàng nhưng không nhận đã vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện nêu trong hợp đồng, giao dịch dân sự.

2. Xử lý trường hợp bom hàng

Theo phân tích ở trên, có thể thấy hành vi “bom hàng” đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, Điều 360 Bộ luật Dân sự mới nhất nêu rõ:

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Do đó, nếu bom hàng mà gây thiệt hại thì bên đặt hàng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra. Thiệt hại trong trường hợp này cụ thể là chi phí phát sinh do người mua không nhận hàng như: Chi phí kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa…

Để được nhận tiền bồi thường thiệt hại, người bị bom hàng có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.

Ví dụ: Như trong vụ việc nhà hàng bị bom 150 mâm cỗ vừa xảy ra mới đây, chủ nhà hàng có thể khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu đòi tiền bồi thường. Tuy nhiên, đáng nói là, đây chỉ là một trường hợp hy hữu. Trong thực tế, việc bom hàng thường xảy ra với các gói hàng có giá trị không lớn nên nhiều người không chọn phương án này.

Ngoài ra, khi khách hàng không nhận hàng, boom hàng mà gây ra những thiệt hại về vật chất (ví dụ như chi phí kho bãi, bảo quản khi lưu kho hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng,….). Đôi khi việc không nhận hàng cũng có những tổn thất về mặt tinh thần ví dụ như gây ra stress làm suy nhược sức khỏe cho chủ shop khi bị boom một đơn hàng lớn chẳng hạn.

Nói tóm lại, theo quy định hiện nay, chưa có chế tài nào xử lý hành chính đối với người bom hàng. Đồng thời, đây chỉ là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bán nên thận trọng và lựa chọn các phương thức thanh toán sao cho “có lợi” nhất với mình.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề hành vi bom hàng có vi phạm pháp luật? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Giàng Giang)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

- Tư vấn điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Tư vấn pháp luật về hợp đồng

- Tổng hợp các dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự



Gọi ngay

Zalo