Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TRANH CHẤP VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, “AI” LÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT?

TRANH CHẤP VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG, “AI” LÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT?

Tai nạn lao động là điều không mong muốn của bất kỳ người lao động nào. Tuy nhiên, trên thực vẫn còn tồn tại rất nhiều trường hợp tai nạn lao động ở Việt Nam xảy ra trong thời gian qua.Trong các trường hợp đó thì hầu hết tất cả đa số người lao động đều không biết làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. Vậy, khi có tranh chấp xảy ra, người lao động phải “nhờ ai” để giải quyết tranh chấp này?

1. Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Pháp luật quy định, bị tai nạn thuộc các trường hợp sau thì được coi là tai nạn lao động:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

+ Ngoài giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

2. Tranh chấp về tai nạn lao động.

Tranh chấp lao động theo định nghĩa của Bộ luật lao động 2012 như sau: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.”

Tranh chấp về tai nạn lao động là một trong các dạng của tranh chấp lao động, xảy ra khi người lao động và người sử dụng lao động, cơ quan giải quyết chế độ tai nạn lao động xung đột với nhau về quyền và lợi ích. Khi một trong các bên cảm thấy giải quyết chế độ tai nạn lao động như vậy là chưa thỏa đáng, họ có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề này.


3. “Ai” là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tai nạn lao động?

+ Tranh chấp về tai nạn lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Khi tai nạn lao động xảy ra, người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường cho người lao động các khoản chi phí nhất định theo quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động không thực hiện, hoặc người lao động cho rằng việc thực hiện là không thỏa đáng thì có thể sẽ xảy ra tranh chấp. Tranh chấp này là tranh chấp lao động cá nhân, nên việc giải quyết tranh chấp này sẽ tuân theo trình tự thủ tục được quy định trong Luật Lao động 2012.

Điều 200 Bộ luật lao động 2012 quy định cơ quan cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm có:

“1, Hòa giải viên lao động;

2, Tòa án nhân dân”

Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra người lao động có thể gửi đơn đến cơ quan hòa giải lao động cấp cơ sở yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan hòa giải không tiến hành hòa giải hoặc các bên không đồng tình với kết quả hòa giải, các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp trong thời hạn pháp luật quy định.

Theo Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Tòa án nhân dân có quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hòa giải không thành và một trong các bên có đơn khời kiện thì Tòa án có quyền thụ lý giải quyết. Điều này nói lên vai trò của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp lao động để bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế là người lao động.

+ Tranh chấp về tai nạn lao động giữa người lao động với cơ quan bảo hiểm.

Khi bị tai nạn lao động, người lao động phải gửi hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động cho cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, người lao động phải gửi hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.

Nếu hết thời hạn nêu trên mà người lao động chưa được hưởng chế độ lao động hoặc được hưởng nhưng chưa thỏa đáng thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội để được giải quyết.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Công ty Luật HTC Việt Nam về vấn đề Tranh chấp tai nạn lao động thì ai là người có thẩm quyền giải quyết. Để được tư vấn, lắng nghe tư vấn trực tiếp chính xác nhất từ Luật sư bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật HTC Việt Nam.

(T.H)

---------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết liên quan;

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục khai báo tai nạn lao động

Khi nào người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường cho người lao động

Vai trò của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp lao động


Gọi ngay

Zalo