Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​KHI NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


Trong quá trình lao động, có nhiều khi người lao động vô tình hoặc cố ý gây gây ra những thiệt hại cho người sử dụng lao động. Những thiệt hại đó có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động giữa hai bên. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem trong những trường hợp nào thì người lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người sử dụng lao động.

1. Bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại về vật chất

Theo quy định tại điều 131 Bộ luật Lao động:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Như vậy, ta có thể nhận ra hai trường hợp NLĐ sẽ phải bồi thường cho NSDLĐ là khi họ làm hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLD.

Cần lưu ý là vấn đề bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất chỉ được đặt ra và xem xét khi có đủ hai điều kiện:

- Điều kiện thứ nhất là tài sản bị thiệt hại là tài sản mà NLĐ đã được NSDLĐ giao quản lý, sử dụng, lưu giữ hoặc chế biến.

- Điều kiện thứ hai là thiệt hại xảy ra khi NLĐ đang thực hiện các nghĩa vụ của mình theo HĐLĐ. Nói cách khác, vào thời điểm đó, quan hệ giữa các bên phải là quan hệ lao động chứ không phải quan hệ dân sự thông thường. Quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

Để đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên, ngoài việc quy định cụ thể việc bồi thường, pháp luật cũng thừa nhận trường hợp bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm. Quy định bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc trên cơ sở nội quy quy định giúp cho NSDLĐ xử lý việc bồi thường một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Đây là sự bảo hộ của Nhà nước nhằm không để ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của NSDLĐ đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của NLĐ đối với tài sản được giao giữ, bảo quản, tránh lạm dụng để trộm cắp, tham ô tài sản mà trong nhiều trường hợp NSDLĐ không thể kiểm soát được.


2. Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng lao động

Việc chấm dứt hợp đồng lao động không chỉ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của NLĐ mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ. Do đó khi NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm pháp luật thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ.

Theo Điều 43 Bộ luật lao động, trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc, phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Nếu NLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của mình cho những ngày không báo trước. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động.

Đặc biệt, một trong những loại hợp đồng NLĐ hay vi phạm chính là hợp đồng đào tạo nghề. Khi NLĐ vi phạm hợp đồng đào tạo nghề sẽ phải bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ. Vấn đề hiện đang gây ra nhiều tranh cãi là mức bồi thường chi phí đào tạo nghề là bao nhiêu. Theo quy định tại khoản 3, điều 43 và khoản 2, điều 62 của BLLĐ năm 2012, NLĐ chỉ phải hoàn trả lại chi phí đào tạo cho NSĐLĐ khi có hành vi vi phạm hợp đồng đào tạo nghề. Do vậy, trong trường hợp vi phạm, NLĐ chỉ phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho NSDLĐ số tiền tối đa bằng với mức mà NSDLĐ đã bỏ ra khi cử NLĐ đi đào tạo. Tuy vậy trong thực tế có nhiều trường hợp hợp đồng đào tạo nghề được NSDLĐ và NLĐ ký kết như một thỏa thuận dân sự khác và độc lập với hợp đồng lao động. Khi đó ý chí và sự thỏa thuận của hai bên phải được tôn trọng và có giá trị cao. Do vậy, dù trong hợp đồng đào tạo nghề có quy định NLĐ phải bồi thường cao hơn chi phí đào tạo thực tế mà NSDLĐ đã bỏ ra thì do cả hai bên đã nhất trí ký kết cùng nhau nên NLĐ vẫn phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

-------------------------------------

Quý khách có thể tham khảo những bài viết có liên quan sau đây:

Các hình thức kỷ luật lao động

Tư vấn về người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tư vấn về thực hiện hơp đồng lao động

Lê Quang Minh



Gọi ngay

Zalo