Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​VAI TRÒ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI LAO DỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

VAI TRÒ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI LAO DỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Cơ chế ba bên vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Từ khi chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước vận dụng tính hợp lý của cơ chế ba bên vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam một cách linh hoạt, ở Việt Nam các quy định về cơ chế ba bên được thể hiện ở nhiều văn bản, cao nhất là Hiến pháp rồi đến các văn bản dưới luật. Các quy định pháp lý về cơ chế ba bên cũng đã xác định rõ ràng đại diện của các bên trong cơ chế. Mối quan hệ giữa các bên trong cơ chế được thực hiện trên rất nhiều lĩnh vực, từ việc xây dựng chính sách, việc thực hiện các quy định pháp luật lao động trên thực tế đến quá trình giải quyết các tranh chấp pháp sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật lao động. Cơ sở pháp lý về cơ chế ba bên và việc vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam trong thời gian qua bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực trên nhiều mặt, cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động đã góp phần vào sự ổn định và phát triển của các quan hệ lao động.

1. Cơ chế ba bên là gì?

Cơ chế ba bên là cơ chế mà ở đó, các bên thông qua các đại diện với tư cách độc lập, bình đẳng trước pháp luật, trên cơ sở của pháp luật, cùng nhau tìm kiếm sự thống nhất chung về các chủ trương, đường lối, các quy định pháp luật, các vấn đề lao động xã hội mà các bên cùng quan tâm, đồng thời giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế, trên cơ sở bảo đảm sự hài hoà lợi ích của các bên nhằm xây dựng một môi trường lao động, xã hội ổn định và phát triển.

Các chủ thể đại diện cho mối quan hệ “3 bên” là: Cơ quan lao động (Nhà nước), Công đoàn (đại diện người lao động), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Liên minh HTX (đại diện người sử dụng lao động).

Cơ chế ba bên thể hiện tính xã hội của Nhà nước. Cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động. Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa nhà nước, NSDLĐ và NLĐ.

2. Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động:

Về tổ chức, cơ quan giải quyết tranh chấp lao động: Qua phân tích thì về phương diện pháp luật, trong số các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Việt nam hiện nay chỉ có Hội đồng trọng tài lao động được quy định việc thành lập với sự tham gia của ba bên theo đúng nghĩa ba bên tham gia cùng thành lập. Về lý thuyết thì Toà án lao động cấp Huyện cũng có thể được thiết lập theo cơ chế ba bên. Vì đối với toà án cấp huyện thành phần hội đồng xét xử ngoài thẩm phán còn có các hội thẩm nhân dân, những hội thẩm nhân dân này có thể là thành phần đại diện cho NLĐ, NSDLĐ… tuy nhiên để có được thành phần đại diện cho quyền lợi của các bên tham gia hội đồng xét xử cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

- Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: Thực trạng việc tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện và cấp tỉnh có thể thấy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã sử dụng việc tham vấn ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Trước khi đưa ra một quyết định theo thẩm quyền chủ tịch UBND tham khảo ý kiến của các bên trên cơ sở đó Chủ tịch UBND ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, điều này đồng nghĩa với việc sự tham gia của Chủ tịch UBND thực chất là quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

- Vận dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài: Về phương diện pháp luật việc vận dụng cơ chế ba bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở nước ta là rõ nét nhất so với các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động khác được quy định trong luật lao động Việt nam, khi giải quyết tranh chấp lao động ba bên ở đây bình đẳng trong việc quyết định các công việc chung của Hội đồng. Xét về cách thức hoạt động của cơ chế ba bên thì đây là hình thức cao nhất đó là việc các bên cùng bàn bạc đi đến thống nhất và cùng ra quyết định. Có thể nói nếu xét về mặt lý thuyết việc vận dụng cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động thì đây là hình thức lý tưởng theo đúng nghĩa của cơ chế ba bên. Tuy nhiên trên thực tế thì quá trình vận dụng quy định này trong việc giải quyết tranh chấp lao động lại không hiệu quả như mong muốn, thực tế thì hoạt động của Trọng tài lao động khá mờ nhạt, điều này nó xuất phát từ việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài thời gian qua hiệu quả thấp.

- Vận dụng trong quá trình giải quyết tại Toà án nhân dân: Theo pháp luật Việt nam chỉ có toà án cấp sơ thẩm mới có sư tham gia của Hội thẩm nhân dân, còn các tòa án khác thành phần hội đồng xét xử chỉ có thẩm phán, do vậy cấp sơ thẩm có thể có thành phần của đại diện các bên trong quan hệ lao động tham gia, tuy nhiên thực tế là Hội thẩm nhân dân thường là thành viên của các đoàn thể chính trị xã hội cho nên trong thành phần hội thẩm tham gia phiên tòa xét xử các vụ án lao động thường là đoàn viên công đoàn.

Tóm lại, cơ chế ba bên là quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động, chia sẻ quyền lực và cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ trong việc giải quyết các công việc chung thuộc lĩnh vực lao động – xã hội.

LPT.

---------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo