Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​VẤN ĐỀ NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI SAU LY HÔN

VẤN ĐỀ NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI SAU LY HÔN

Tôi tên là NMN (24 tuổi) chung sống cùng anh TVH (25 tuổi) được 01 năm và có sinh được cháu TNA (01 tuổi). Do anh H thường xuyên đánh đập, áp bức tôi và không chăm lo cho mẹ con tôi nên tôi đã ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ. Anh H thường xuyên đến nhà bố mẹ tôi dọa nạt và lớn tiếng bắt mẹ con tôi quay trở về. Bây giờ tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con với chồng nhưng anh ấy chỉ đổng ý ly hôn và muốn giành quyền nuôi con của tôi. Chồng tôi có thu nhập 5 triệu/ tháng, còn tôi chỉ 3,5 triệu/tháng. Tôi phải làm như thế nào, mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật sư cảm ơn câu hỏi của bạn. Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.


II. Nội dung tư vấn

Căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Dựa vào căn cứ trên thì bạn là người có quyền được trực tiếp nuôi cháu A. Tuy nhiên Tòa án cũng phải xem xét dưới nhiều phương diện khác nhau:

+ Điều kiện vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

+ Điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của bản thân,…

Bạn có thể chứng minh với Tòa án về việc chồng bạn thường xuyên bạo hành bạn và bỏ bê việc chăm lo con cái. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án xác định quyền nuôi con thuộc về ai.

Thêm vào đó, Căn cứ điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Bạn có quyền yêu cầu chồng mình phải cấp dưỡng cho cháu A nếu bạn khó khăn đến khi cháu A trưởng thành.

Trên đây là tư vấn của Luật sư, mong có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề.

(Hoài Lê)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài

- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài



Gọi ngay

Zalo