Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

TƯ VẤN CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Khi cuộc sống hôn nhân không được hạnh phúc, nhiều trắc trở thì ly hôn được lựa chọn để giải thoát cho cả hai. Tuy nhiên, việc giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn hiện nay còn gặp nhiều rắc rối, đặc biệt là khi có yếu tố nước ngoài. Dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn về vấn đề này:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật hôn nhân và gia đình 2014.


II. Nội dung tư vấn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Do vậy, các quy định trong Luật hôn nhân 2014 cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

1. Các trường hợp chia tài sản

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng về chia tài sản chung. Nếu như vợ chồng không thể thỏa thuận thì Tòa án sẽ áp dụng khoản 2 Điều trên, thường thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nhưng có xét đến các yếu tố khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải đáp mọi vấn đề pháp lý.

(Phương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn về thủ tục ly hôn thuận tình

- Tư vấn về các trường hợp không được ly hôn

- Tư vấn về điều kiện kết hôn



Gọi ngay

Zalo