Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN QUYỀN NUÔI CON KHI NAM, NỮ SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG NHƯNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

TƯ VẤN QUYỀN NUÔI CON KHI NAM, NỮ SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG NHƯNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Câu hỏi: Tôi và anh sau khi tốt nghiệp Đại học quyết định sống thử với nhau. Sau 2 năm chúng tôi có con chung là bé gái năm nay vừa tròn 7 tuổi. Vì đã sống chung như vợ chồng và có con nên tôi và anh nghĩ không cần phải đăng ký kết hôn cứ sống như vậy cũng được. Cho đến một năm trở lại đây, giữa chúng tôi thường xuyên cãi vã, anh thường hay về muộn và có người khác ở bên ngoài. Tình cảm cả hai đã rạn nứt và quyết định đường ai nấy đi. Gia đình anh muốn để anh nuôi con nhưng tôi không đồng ý. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư khi chúng tôi không đăng ký kết hôn mà có con chung thì ai được quyền nuôi bé?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

I/ Cơ sở pháp lý:

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”.


II/ Nội dung tư vấn

Ai là người được nuôi con khi hai bạn chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn?

Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng. Pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Vì vậy việc hai bạn chung sống như vợ chồng và có con chung không được công nhận là vợ chồng.

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Cha, mẹ có nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, khi không sống chung với nhau nữa:

+ Nam, nữ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

+ Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, con gái bạn đã đủ 07 tuổi thì người được quyền nuôi con sẽ xem xét dựa trên nguyện vọng của con.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn quyền nuôi con khi nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(130)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Vấn đề nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn

- Tìm luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn



Gọi ngay

Zalo