Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​Những quyền lợi của lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Những quyền lợi của lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Để tạo điều kiện cho lao động nữ đảm bảo đầy đủ về sức khoẻ và thời gian chăm sóc cho con, Bộ luật lao động 2019 đã có những quy định đặc biệt đối với đối tượng lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải các lao động nữ thuộc đối tượng này đều nắm bắt được tất cả các quyền lợi của mình. Trong bài viết dưới đây, công ty Luật HTC mang đến những thông tin cơ bản mà lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi cần biết, như sau:

Không bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì một số lý do được liệt kê, trong đó có trường hợp lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp vi phạm quy định này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Không bị xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật mà phải chờ đến hết thời gian này mà thời hiệu xử lý vẫn còn thì người sử dụng lao động mới có quyền tiến hành xử lý kỷ luật người lao động

Bên cạnh đó, pháp luật quy định khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng không được quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Được từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa

Quy định của Bộ luật lao động 2019 cho phép người lao động có quyền lựa chọn về việc làm ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động tự nguyện đồng ý.

Được quyền chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn

Được quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật lao động 2019, lao động nữ làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai, nếu có thông báo cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển người lao động nữ sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn; Hoặc giảm bớt đi 01 giờ làm việc hàng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Được bảo đảm về công việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật lao động 2019, lao động nữ sau khi nghỉ thai sản quay lại làm việc sẽ được bảo đảm việc làm cũ mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. Trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương nghỉ trước khi thai sản.

Ngoài ra, nếu hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì lao động nữ còn được ưu tiên giao kết hợp đồng mới theo quy định của pháp luật.

Được nghỉ 01 giờ làm việc nhưng hưởng lương đủ mỗi ngày

Theo quy định của pháp luật lao động, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 01 giờ làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa và nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi của lao động nữ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng và trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ ngơi, có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì sẽ được trả thêm tiền lương làm thêm giờ.

Được hưởng chế độ nghỉ khi con ốm

Lao động nữ có đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi có con dưới 12 tháng tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì sẽ được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/năm/con, không kể ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Khi nghỉ việc trong thời gian con dưới 12 tháng tuổi ốm đau, người lao động được hưởng trợ cấp tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Dịch vụ tư vấn về pháp luật lao động tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ:

- Tư vấn quyền lợi cho lao động nữ khi mang thai;

- Tư vấn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng lao động và lao động nữ khi mang thai;

- Tư vấn về những quyền lợi của lao động nữ;

- Hỗ trợ các vấn đề khác có liên quan.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Trần Phan Cẩm Nhung/185; Ngày viết: 11/03//2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Tư vấn quyền lợi cho lao động nữ khi mang thai;

- Tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai;

- Tư vấn về chế độ thai sản;

- Tư vấn về thủ tục xin hưởng bảo hiểm thai sản;

- Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp về chế độ nghỉ thai sản.



Gọi ngay

Zalo