Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Đối với các doanh nghiệp, nhãn hiệu là một phần không thể thiếu trong việc tạo nên thương hiệu công ty. Một công ty có nhãn hiệu ấn tượng kèm với sản phẩm hàng hóa có chất lượng sẽ rất tốt trong việc để người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm, dịch vụ công ty trên thị trường cạnh tranh rộng lớn và lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm của của công ty. Từ đó đặt ra vấn đề bảo vệ nhãn hiệu trước những đối thủ trên thị trường hoặc những người khác tạo ra nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhằm đánh lừa người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ thay vì công ty chính hãng. Chính vì vậy cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ trước sự xâm hại đó. Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu quy trình, thủ tục khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

I. Cơ sở pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

Thông tư 263/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 14/11/2016 quy định về phí lệ phí sở hữu công nghiệp.

II. Nội dung tư vấn

1. Quy định của pháp luật về nhãn hiệu

Nhãn hiệu theo khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được hiểu là là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Từ khái niệm về nhãn hiệu này, có thể chia nhãn hiệu ra làm hai loại là nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ. Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì của nó. Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ thường gắn trên các bảng hiệu dịch vụ, quảng cáo về dịch vụ đó.

Ngoài ra, nhãn hiệu trong quy định tại các Khoản 17, 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm các loại: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu được tạo ra, có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh (bao gồm cả hình ba chiều), hoặc là sự kết hợp của các yếu tố này và được thể hiện bằng một màu cụ thể hoặc là sự kết hợp của nhiều màu sắc. Những yếu tố làm nên nhãn hiệu tạo ra sự khác biệt, giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ mà gắn với nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ khác.

Nhãn hiệu được tạo ra cần phải tuân thủ các yêu cầu theo quy định pháp luật như phải có khả năng phân biệt với nhãn hiệu cua hàng hóa, dịch vụ khác, tránh rơi vào các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

2.1. Tài liệu cần có khi chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đối với trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu; bản đồ khu vực địa lý (đối với nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Ngoài ra, có thể có một số tài liệu khác như: giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp); tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…); tài liệu xác nhận quyền đăng ký; tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác; tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

(theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và tài liệu liên quan công bố trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ).

2.2. Trình tự, tủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

- Hình thức nộp đơn:

Nộp đơn giấy – nộp đơn trực tiếp: tại trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thanh Xuân, Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng hoặc TP. Hồ Chí Minh.

Nộp đơn trực tuyến: qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Đối với nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí/lệ phí theo quy định.

- Nếu tài liệu và việc nộp lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và lệ phí thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và sẽ có thông báo gửi cho người nộp về việc hủy tài liệu trực tuyến trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

- Sau khi nộp đơn thì cần phải theo dõi quá trình thẩm định đơn, chú ý những thông báo của Cục sở hữu trí tuệ, trong trường hợp mà cần phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì cần làm theo đúng yêu cầu khi nhận được thông báo và trong thời hạn sớm nhất.

Thẩm định đơn: sau khi tiếp nhận đơn từ người nộp đơn đăng ký, đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được đánh giá, xem xét về hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Sau khi đơn được xem xét về mặt hình thức và đáp ứng được theo quy định thì sẽ tiến đến thẩm định nội dung. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

- Sau thời gian thẩm định nội dung, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp các khoản lệ phí và tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ. Sau đó sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn; ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Về chi phí đăng ký bảo hộ: đã được quy định rõ tại Thông tư 263/2016/TT-BTC về từng loại phí cụ thể cần phải nộp hoặc tham khảo trên trang web của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về trình tự, thủ tục nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Thị Mỹ Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Những trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng



Gọi ngay

Zalo