Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP NHANH CHÓNG

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được coi là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong bài viết dưới đây:

I/ Cơ sở pháp lý

- Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

II/ Nội dung tư vấn

1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định thì điều kiện để được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

- Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới (tính mới so với thế giới) và tính mới so với chính nó. Do vậy, nếu quý khách hàng đã công bố công khai kiểu dáng công nghiệp ra thị trường sau đó mới tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bị từ chối do mất tính mới bởi chính nó;

- Kiểu dáng công nghiệp được cho là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

- Khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là kiểu dáng công nghiệp có khả năng sản xuất công nghiệp, hàng loạt.

Các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (02 tờ theo mẫu)

- Bộ ảnh chụp/ bản vẽ (05 bộ)

- Bản mô tả (01 bộ)

- Các tài liệu có liên quan

- Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xử lý tại Cục sở hữu trí tuệ qua 03 giai đoạn:

*Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, ảnh, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân loại,…

- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

- Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng.

*Giai đoạn 2: Công bố đơn

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, ảnh và phân loại kiểu dáng công nghiệp.

*Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn và ra Quyết định cấp/từ chối văn bằng bảo hộ

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Ra quyết định cấp/từ chối văn bằng bảo hộ

- Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp cho chủ đơn đăng ký. Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.

- Nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho kiểu dáng công nghiệp mà doanh nghiệp đăng ký. Trong trường hợp này, chủ đơn có thể xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Nguyễn Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sáng chế

Tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hướng dẫn thủ tục đăng ký sáng chế nhanh chóng



Gọi ngay

Zalo