Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TÁC GIẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM CÓ PHẢI LÀ MỘT?

TÁC GIẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM CÓ PHẢI LÀ MỘT?

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Song song với khái niệm "tác giả", trong pháp luật sở hữu trí tuệ còn có khái niệm "chủ sở hữu tác phẩm". Hai chủ thể này có phải là một hay không, đại vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ có những điểm nào giống hay khác nhau? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

- Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.


II. Nội dung tư vấn.

Tác giả và chủ sở hữu tác phẩm là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Trong một số trường hợp, tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn có sự khác biệt được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể là:

1. Về khái niệm

Nghị định số 22/2018/ NĐ-CP hướng dẫn, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan có định nghĩa về tác giả như sau: “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học” (Điều 6), bao gồm:

- Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ;

- Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam;

- Ngoài ra còn có những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như: Người dich tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; Người phóng tác tác phẩm đã có, cải biên chuyển thể, người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo.

Chủ sở hữu quyền tác giả cho tác phẩm là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, có thể là:

- Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân và quyền tài sản quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ.;

- Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung của tác phẩm do họ cùng sáng tạo;

- Là các cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;

- Là người thừa kế hợp pháp của tác giả;

- Cá nhân, tổ chức được tác giả chuyển giao quyền theo hợp đồng.

2. Quyền nhân thân và tài sản:

a) Trường hợp là tác giả nhưng không phải chủ sở hữu tác phẩm có độc quyền các quyền các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình theo quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Và đầy đủ các quyền tài sản:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

b) Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nhân thân quy định tại Khoản 3, Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

- Quyền nhân thân: công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

- Quyền tài sản:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các doanh nghiệp về tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có phải là một hay không. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Quỳnh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết có liên quan:

Tư vấn pháp luật về quyền tác giả.

Các trường hợp giới hạn quyền tác giả.



Gọi ngay

Zalo