Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

PHẠM VI BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu của doanh nghiệp sau khi đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ được pháp luật ghi nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vì mục đích thương mại của mình trong thời hạn bảo hộ và bảo vệ trước sự lợi dụng để gây nhầm lẫn hay thu lợi của những chủ thể kinh doanh khác. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là nhãn hiệu khi đã được cấp văn bằng bảo hộ thì sẽ có hiệu lực trong bao lâu và phạm vi bảo hộ đến đâu? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu quy phạm vi bảo hộ nhãn hiệu qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

II. Nội dung tư vấn

1. Tổng quan về nhãn hiệu

Nhãn hiệu là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Theo đó, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để đưa ra khái niệm mang tính khái quát về nhãn hiệu. Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu phải nhìn thấy được. Nó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc là sự kết hợp của các yếu tố và được thể hiện bằng màu sắc (có thể là một màu hoặc nhiều màu).

Nhãn hiệu được thiết kế phải lưu ý đến những trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như: dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy; dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân… (Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Do đó để người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm của các chủ thể kinh doanh cũng như lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ mong muốn, cần đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm – đó là nhãn hiệu. Các doanh nghiệp đều thiết kế nhãn riêng để sử dụng trên các sản phẩm nhằm giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được đó là của công ty nào, tổ chức nào. Và từ nhãn hiệu có thể liên tưởng ngay đến sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.

2. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu

Theo Khoản 1, Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về hiệu lực của văn bằng bảo hộ, được xây dựng và tham khảo dựa trên quy định quốc tế, hiệp ước mà Việt Nam là thành viên ghi nhận: hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị giới hạn trong phạm vi quốc gia và có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Hiểu theo một cách khách quan thì một nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ ở quốc gia nào thì sẽ được bảo hộ trong quốc gia đó và chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực mà mình được cấp văn bằng bảo hộ và phạm vi ngành nghề mà người nộp đơn đăng ký bảo hộ. Ngoại trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng có phạm vi bảo hộ rộng hơn nhãn hiệu thông thường rất nhiều và bao trùm lên cả các hàng hóa, dịch vụ không cùng loại theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là một thời hạn xác định và khi hết thời hạn bảo hộ có thể gia hạn thêm nhiều lần được.

Đối với từng loại nhãn hiệu sẽ có phạm vi bảo hộ khác nhau, cụ thể:

- Đối với dạng nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn (cấu tạo từ các chữ in hoặc chứ số dạng tiêu chuẩn màu đen, trắng) được bảo hộ nội dung của nhãn hiệu gồm kết cấu các chữ cái, phát âm, ý nghĩa. Chủ sở hữu nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. Tuy nhiên, khi sử dụng như vậy, chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Dạng nhãn hiệu chữ cách điệu/ hình họa có cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc/và hình họa hóa hoặc/và chứa màu sắc được bảo hộ cả về nội dung và cách trình bày. Vì vậy hiệu lực bảo hộ của nhãn hiệu cũng mạnh hơn, cả về nội dung và cách thể hiện của nhãn hiệu. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu cũng bị giới hạn, theo đó chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.

- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì có phạm vi bao trùm lên tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ không cùng loại. Như vậy việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Thị Mỹ Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Những trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng

Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu bị xâm phạm

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước



Gọi ngay

Zalo