Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

TƯ VẤN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật hình sự, đúc kết từ rất nhiều vụ việc khách hàng mỗi năm. Chúng tôi mong muốn góp phần tuyên truyền hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật hình sự để người dân hiểu và kịp thời dừng lại trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quy định của pháp luật liên quan tới tội Cướp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành:

I. Thế nào là cướp tài sản?

Cướp tài sản, được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý.

II. Dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản

Mặt khách thể: Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân, khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản.

Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý. Như vậy để xác định hành vi của tội cướp tài sản thì người phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong đó:

- Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.

- Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).

Lưu ý: Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa, vừa sử dụng vũ lực với người bị hại thì vẫn bị coi là dùng vũ lực.

- Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được:Là hành vi không dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (như đánh thuốc mê người bị hại, khiến người bị hại không thể chống cự được và sau đó cướp tài sản)

* Hậu quả của tội phạm

- Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

- Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các trường hợp:

+) Người phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội : tội giết người và tội cướp tài sản

+) Nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản nhưng chẳng may nạn nhân bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người

+) Nếu sau khi cướp tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà giết người để tẩu thoát thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả về tội giết người

- Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.

- Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm, danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Mặt chủ quan: Hành vi phạm tội của người phạm tội là lỗi cố ý.

Chủ thể: Bất kỳ ai có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.


III. Hình phạt áp dụng với tội cướp tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy tại Điều 168 của Bộ luật Hình sư, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, người phạm tội cướp tài sản có thể bị áp dụng hình phạt như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

IV. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

  • Chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa với các nội dung sau đây:

- Tiếp nhận thông tin, hồ sơ vụ việc;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;

- Tư vấn chi tiết thủ tục xét xử tội cướp tài sản, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để xin giảm tội; phân tích hành vi của khách hàng;

- Vận dụng mọi khả năng có thể để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật và những tài liệu, thông tin mà khách hàng cung cấp;

- Tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

b) Lý do bạn nên chọn dịch vụ luật sư bào chữa của chúng tôi:

- Bạn được tư vấn đầy đủ và toàn diện về vụ việc của mình: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn v.v…;

- Chi phí hết sức hợp lý;

- Các luật sư hình sự giầu kinh nghiệm bảo vệ tối đa lợi ích của thân chủ;

- Được hướng dẫn và tư vấn về các vấn đề khác liên quan, không chỉ hạn chế trong vụ việc v.v…

Bạn có thể lựa chọn sử dụng toàn bộ dịch vụ luật sư bào chữa hoặc chỉ một vài hạng mục công việc. Các luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực nhằm tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục cho khách hàng. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

(Mai Hương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

--------------------------------------------



Gọi ngay

Zalo