Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: /TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tố giác tội phạm


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (“HTC Việt Nam”) xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Qua tiếp xúc, trao đổi thông tin, chúng tôi được biết Quý khách hàng là người tố giác hành vi phạm tội. Quý khách hàng mong muốn chúng tôi tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tố giác tội phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM.

1. Cơ sở pháp lý

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý khách hàng, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ quy định tại các văn bản sau:

- Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;

2. Nội dung tư vấn của HTC Việt Nam

2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm

Người tố giác tội phạm là người phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS năm 2015, người tố giác tội phạm có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;

- Quyền được thông báo kết quả giải quyết tố giác tội phạm;

- Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm;

- Nghĩa vụ có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về bảo vệ người tố giác tội phạm

Người tố giác tội phạm là một trong những người được bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 484 BLTTHS năm 2015, cá nhân thực hiện tố giác tội phạm có quyền đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ, tránh khỏi nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm, tài sản, lợi ích hợp pháp khác của bản thân và gia đình. Theo đó, thẩm quyền, các biện pháp bảo vệ và thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ được pháp luật quy định như sau:

* Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ (Điều 485 BLTTHS năm 2015):

- Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

+ Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

+ Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

- Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người đó. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

* Các biện pháp bảo vệ (Điều 486 BLTTHS):

Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố giác tội phạm bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

- Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

- Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người tố giác tội phạm để bảo đảm an toàn;

- Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người tố giác;

- Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người tố giác, nếu được họ đồng ý;

- Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người tố giác; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

* Thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ:

Bước 1: Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ

Người tố giác tội phạm có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ của người đề nghị; lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.

Trường hợp khẩn cấp, người tố giác trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

Bước 2: Ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

Cơ quan điều tra kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính: số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định; chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người tố giác; điện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo vệ, người tố giác và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

Bước 3: Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ

Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ.

Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết.

Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

2.3. Báo giá dịch vụ

III. BẢO MẬT

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Phát hiện hành vi phạm tội thì thực hiện tố giác như thế nào?



Gọi ngay

Zalo