Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC

NGƯỜI BỊ TỐ GIÁC

Người tố giác và người bị tố giác là hai chủ thể có lợi ích đối kháng, xung đột nhau, ảnh hưởng đến nhau, xâm phạm nhau. Trên thực tế, có những quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính nhưng người tố giác lại tố giác ở quan hệ pháp luật hình sự. Do đó, người bị tố giác bị rơi vào tình huống pháp lý hình sự. Vậy, người bị tố giác có quyền, nghĩa vụ gì? Cần làm gì để bảo vệ mình. Sau đây là những căn cứ pháp lý để người bị tố giác biết mình được, cần làm gì:

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015;


2. Tư vấn

Người bị tố giác được hiểu là cá nhân, tổ chức bị tố cáo về hành vi có dấu hiệu tội phạm, bị nghi thực hiện tội phạm.

Không phải lúc nào người bị tố giác cũng có khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có quy định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác. Đây là một quyền rất quan trọng của người bị tố giác. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có thể là: Luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện, trợ giúp viên pháp lý.

1. Quyền của người bị tố giác

- Quyền đầu tiên và rất quan trọng đó là: Được thông báo về hành vi bị tố giác. Người bị tố giác phải được biết mình bị tố giác bởi hành vi tội phạm gì. Sau khi có tố giác từ người tố giác đến cơ quan điều tra, trong thời hạn điều tra, cơ quan điều tra thực hiện việc xác minh, báo gọi, gặp trực tiếp người bị tố giác; khi đó người bị tố giác cần được cơ quan điều tra thông báo cho người bị tố giác biết mình đang bị tố giác về hành vi phạm tội nào.

- Quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

- Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

- Được thông báo kết quả giải quyết tố giác.

- Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Lưu ý: Người bị tố giác phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác.

2. Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác

- Quyền đưa ra chứng cứ, đồ vật, yêu cầu để bảo vệ người bị tố giác.

- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

- Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác và nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền hỏi người bị tố giác.

- Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác.

- Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụngcủa cơ quan, của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Bên cạnh đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác còn có nghĩa vụ sau:

- Sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

- Giúp người bị tố giác về mặt pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác.

Từ những trình bày trên đây có thể thấy người bị tố giác hoàn toàn có khả năng tự bảo vệ mình theo quy định pháp luật. Đồng thời người bị tố giác không hề đơn độc khi còn có quyền được sự trợ giúp từ Luật sư, Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, người đại diện của người bị tố giác.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo