Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HÌNH PHẠT TRỤC XUẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Trục xuất là một trong những hình phạt được quy định trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, hình phạt này vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Căn cứ tại Điều 37 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về trục xuất, như sau:

“Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”

Như vậy, theo quy định này thì hình phạt trục xuất có hai đặc điểm chính là:

- Thứ nhất, trục xuất chỉ áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Đối tượng áp dụng hình phạt trục xuất là áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, người mang quốc tịch nước ngoài hoặc người mang quốc tịch nhưng không thường trú tại Việt Nam. Người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam thì không áp dụng hình phạt này.

- Thứ hai, trục xuất có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, lần đầu tiên hình phạt trục xuất được quy định trong BLHS 1999 và tiếp được quy định trong BLHS 2015 đây là một loại hình phạt vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung vào hệ thống hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án xử lý người ngước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Trong hệ thống hình phạt, trục xuất là hình phạt nặng hơn cảnh cáo, phạt tiền nhưng nhẹ hơn tù có thời hạn. Bởi vì, người bị kết án không được cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, tuy thế họ không bị cách ly khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo.

Khi quyết định hình phạt đối với người nước ngoài, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của họ để quyết định trục xuất là hình phạt chính hoặc bổ sung.

Cần lưu ý là: Không phải mọi trường hợp người nước ngoài phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam thì hình phạt trục xuất sẽ luôn áp dụng bình đẳng như nhau. Bởi vì, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 thì đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Có sự khác nhau giữa hình phạt trục xuất và biện pháp trục xuất: Ở đây, về hình thức hình phạt trục xuất trong luật hình sự và biện pháp trục xuất trong hành chính là giống nhau trong việc đều buộc người nước ngoài phạm tội phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý hình phạt trục xuất trong luật hình sự hoàn toàn khác biệt so với biện pháp trục xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an với tính chất là chế tài hành chính. Người chịu hình phạt này phải mang án tích trong thời hạn nhất định. Bên cạnh đó, trục xuất hành chính là biện pháp áp dụng đối với người nước ngoài có các hành vi vi phạm các quy định pháp luật hành chính, đây là một dạng trách nhiệm hành chính, người vi phạm không phải mang án tích. Ngoài ra, người nước ngoài phạm tội buộc phải chịu hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam chỉ khi có quyết định thi hành án của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Còn trường hợp người nước ngoài vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú hoặc vi phạm một số quy định hành chính khác phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là phần tư vấn của Công ty Luật HTC Việt Nam về các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề đồng phạm. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo