Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GÂY THIỆT HẠI TRONG KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

GÂY THIỆT HẠI TRONG KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Trên cơ sở kế thừa các quy định của BLHS năm 1999, tại BLHS 2015, các nhà làm luật đã dành toàn bộ chương IV quy định về các trường hợp loại trừ TNHS. Một trong các trường hợp đó là Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng làm rõ hơn về trường hợp này.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.


2. Tư vấn

Trong khi bắt giữ người phạm tội không thể tránh khỏi những trường hợp xô xát hay gây ra những thiệt hại có thể là thiệt hại về vật chất hay tác đông trực tiếp đến tính mạng của người phạm tội.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới được BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tại Điều 24. Tuy nhiên việc gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội mà vượt quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 24 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

Thực tiễn cho thấy, nhiều người dân còn e ngại khi tham gia hoạt động bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội vì nhiều lý do khác nhau (sợ bị trả thù, sợ rắc rối pháp lý nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người phạm tội…). Vì thế, BLHS năm 2015 bổ sung quy định về loại trừ TNHS trong trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội có tác dụng khuyến khích, phát huy tinh thần chủ động đấu tranh ngăn chặn, bắt giữ thực hiện hành vi phạm tội.

Để loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, hành vi bắt giữ thuộc về chủ thể có thẩm quyền bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội.

Cơ sở phát sinh quyền gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội là có người thực hiện hành vi phạm tội và chủ thể có thẩm quyền bắt giữ. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây được hiểu là người đang, đã thực hiện hành vi phạm tội.

Chủ thể có thẩm quyền bắt giữ là những người được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người có thẩm quyền bắt giữ là người tiến hành tố tụng hoặc bất cứ người nào.

Thứ hai, hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ là biện pháp cuối cùng, không còn biện pháp nào khác.

Dùng vũ lực không phải là biện pháp duy nhất để bắt người thực hiện hành vi phạm tội, mà tùy vào từng trường hợp cụ thể người có thẩm quyền bắt giữ có thể sử dụng các biện pháp khác như vận động, kêu gọi, khuyên bảo, giáo dục, thuyết phục… Tuy nhiên, có nhiều trường hợp việc bắt người thực hiện hành vi phạm tội không phải dễ dàng, đặc biệt là đối với những đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, hung hãn, lưu manh, côn đồ… Những đối tượng này thường rất manh động sẵn sàng hành hung, chống trả để trốn thoát khi bị phát hiện và người có thẩm quyền bắt giữ để khống chế, bắt được những đối tượng này chỉ còn biện pháp duy nhất là sử dụng vũ lực.

Thứ ba, việc sử dụng vũ lực gây ra thiệt hại cho người bị bắt giữ phải cần thiết.

Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản… của người bị bắt giữ. Khi người có thẩm quyền bắt giữ đã lựa chọn dùng vũ lực là cách duy nhất để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội, thì đòi hỏi việc sử dụng vũ lực đó phải ở mức độ cần thiết. Sự cần thiết ở đây chính là người có thẩm quyền bắt giữ sử dụng vũ lực ở mức độ nhất định, vừa đủ để khống chế, bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người đang thi hành công vụ việc sử dụng vũ lực như thế nào là cần thiết đã được pháp luật quy định cụ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết thì người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này nhằm tránh sự tùy tiện sử dụng vũ lực trong quá trình bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội.

Bài viết trên đây chính là Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hoan)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo