Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

BỊ CÁO – NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT

BỊ CÁO – NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT

Nói đến bị cáo chúng ta thường liên tưởng đến hình ảnh người đứng trước vành móng ngựa tại phiên tòa xét xử và cùng với đó là hình ảnh một vị luật sư bào chữa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường liên tưởng đến một bộ phim truyền hình nổi tiếng “Bao thanh thiên” mà ai cũng biết đến. Cùng với đó là hình ảnh cánh cửa nhà tù như sắp mở ra trước mắt. Vậy, như thế nào được gọi là bị cáo? Quy định pháp luật đối với bị cáo như thế nào? Bị cáo cần làm gì để bảo vệ mình? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp về những điều này.

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015;


2. Tư vấn

Trong tố tụng hình sự, bị cáo là một trong những người được gọi là người tham gia tố tụng. Ở giai đoạn tố tụng trước xét xử là giai đoạn điều tra, truy tố thì người phạm tội hình sự được gọi là bị can. Chỉ gọi là bị cáo khi người hoặc pháp nhân phạm tội hình sự đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo bao gồm: Người hoặc pháp nhân. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Đối với bị cáo hoặc người nhà bị cáo, người bảo vệ cho bị cáo thì điều lưu ý là cần phải biết mình có nghĩa vụ gì, đặc biệt là biết mình có quyền gì. Các quyền, nghĩa vụ này được quy định tại Điều 61, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, trong đó phải kể đến một số quyền như sau: Quyền được nhận các quyết định tố tụng; đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tố tụng; quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; tự bào chữa, nhờ người bào chữa; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án…

Gần đây người ta hay nói đến “quyền im lặng”. Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng hình sự không có cụm từ “quyền im lặng”. Nhưng với quy định bị cáo có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” thì đây chính là “quyền im lặng”.

Trong một số trường hợp bị cáo được tại ngoại để chờ ngày tòa án xét xử. Vì vậy, khi được triệu tập thì bị cáo cần thực hiện có mặt tại tòa theo giấy triệu tập đúng thời gian, địa điểm để đảm bảo nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, khi bị cáo không thể đến tòa án theo giấy triệu tập thì cần phải có lý do trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa; trở ngại khách quan như: Tai nạn không thể đi được, ốm nặng dẫn đến không nhận thức được, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử…

Trong vụ án hình sự, lời khai của bị cáo và cùng với các chứng cứ hết sức là quan trọng để thực hiện việc kết tội. Việc bị cáo trình bày lời khai cũng cần được đảm bảo, đồng thời bị cáo cần phải đưa ra những chứng cứ có lợi cho mình, chứng cứ đúng, chính xác, khoa học sẽ là điều kiện tốt để chứng minh theo chiều hướng có lợi cho mình, tránh oan sai. Trường hợp bị cáo bị tạm giam, việc hạn chế tiếp xúc người thân cũng là yếu tố bất lợi cho việc bị cáo có thể có những thông tin, những chứng cứ có lợi cho mình.

Đối với trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện xử lý tài sản, định giá tài sản của bị cáo, trong khi bị cáo bị tạm giam, đây cũng là nỗi lo của không ít bị cáo đối với tài sản có giá trị lớn. Trong trường hợp này bị cáo có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận định giá, quyền đề nghị định giá lại.

Ngoài ra, bị cáo còn có quyền được áp dụng biện pháp “Bảo lĩnh”, “Đặt tiền để bảo đảm”. Đây là những biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Áp dụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân của bị cáo, tình trạng tài sản của bị cáo, nơi cư trú và lý lịch rõ ràng của bị cáo.

Bị cáo còn có những quyền khác như: Quyền khiếu nại đối với hành vi tố tụng được thực hiện trong hoạt động xét xử của Thẩm phán, Phó chánh án, Chánh án. Và đương nhiên một quyền nữa không thể thiếu là quyền kháng cáo Bản án hình sự sơ thẩm và quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị Bản án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Những năm gần đây, việc yêu cầu, mời Luật sư tham gia trong các vụ án hình sự để bảo vệ bị can, bị cáo đã trở nên phổ biến hơn. Nhất là, trong những vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì không thể thiếu việc bị cáo mời Luật sư tham gia bào chữa để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình./.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo