Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN

Chuyển đổi công ty tnhh một thành viên sang công ty cổ phần là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ công ty TNHH 1 thành viên thành Công ty cổ phần, công ty cổ phần có những ưu điểm vượt trội so với công ty TNHH 1 thành viên, chính vì vậy việc chuyển đổi sang công ty cổ phần là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp lớn muốn phát triển, thường thì những doanh nghiệp làm về xây dựng, làm về dự án lớn hay đi đấu thầu thì sẽ lựa chọn mô hình cổ phần. Vậy thủ tục chuyển đổi công ty tnhh 1 thành viên sang công ty cổ phần như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020.

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/1/2021 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp.

- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 của Chính phủ Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.

II. Nội dung tư vấn

1. Ưu nhược điểm của việc chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang CTCP

Công ty cổ phần có những ưu điểm và nhược điểm. Công ty TNHH 1 thành viên khi muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp này cần lưu ý.

1.1. Công ty cổ phần có một số ưu điểm

– Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần cũng giống công ty TNHH 1 thành viên là trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

– Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

– Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao. Thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu. Đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.

– Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng.

1.2. CTCP có những nhược điểm so với công ty TNHH

– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp.

– Ngoài ra mức thuế tương đối cao. Vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần.

– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế. Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

– Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn. Do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán.

2. Thành phần hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang CTCP

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

- Danh sách cổ đông

- Điều lệ công ty chuyển đổi

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

+Cá nhân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực;

+Tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;

- Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty.

- Hồ sơ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân liên quan đến việc chuyển nhượng vốn để kê khai và nộp cho cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp.

3. Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang CTCP

3.1. Trình tự thực hiện chuyển đổi theo phương thức chuyển nhượng phần vốn góp

Bước 1: Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên ra quyết định về việc chuyển nhượng vốn; Thành viên nhận chuyển nhượng quyết định việc nhận chuyển nhượng vốn.

Bước 2: Các Bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn và hoàn tất việc thanh toán tiền chuyển nhượng vốn.

Bước 3: Lập hồ sơ theo quy định về việc chuyển đổi thành Công ty cổ phần . Các Cổ đông thỏa thuận về việc xây dựng Điều lệ Công ty cổ phần.

Bước 4: Nộp hồ sơ và đăng ký chuyển đổi Doanh nghiệp tại Sở kế hoạch Đầu tư nơi Công ty TNHH 1 thành viên đặt trụ sở.

Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu của Công ty chuyển đổi.

Bước 6: Công ty thực hiện đăng bố cáo theo quy định của pháp luật.

3.2. Các bước tiến hành.

– Doanh nghiệp lập hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Người thực hiện thủ tục mang theo giấy giới thiệu/ giấy ủy quyền để nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa sở kế hoạch đầu tư.

– Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư viết giấy hẹn cho DN.

– Doanh nghiệp nhận kết quả theo thời gian trong giấy hẹn.

3.3. Cách thức nộp hồ sơ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogO...

Trong 05 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Sau khi hồ sơ đăng ký qua mạng được chấp thuận thì người nộp hồ sơ chuẩn bị các giấy tờ sau và nộp lên bộ phận 1 cửa của Sở kế hoạch đầu tư (đối với trường hợp nộp hồ sơ bằng tài khoản chữ ký số công cộng thì không cần nộp lại hồ sơ giấy):

- 01 bộ thành phần hồ sơ như đã nêu trên;

- 01 thông báo chấp thuận nộp hồ sơ online;

- 02 Giấy biên nhận nộp hồ sơ online;

- CMND bản sao của người nộp hồ sơ + bản chính đối chiếu.

- Sau đó, Sở KH&ĐT sẽ xác nhận lại thành phần hồ sơ và trả kết quả.

Trên đây là những thông tin về thủ tục chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên sang công ty cổ phần mà công ty Luật HTC Việt Nam gửi đến khách hàng. Mọi vấn đề còn thắc mắc quý vị hãy liên hệ với đội ngũ chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

(Nguyễn Văn Hùng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tư vấn thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân không?



Gọi ngay

Zalo