Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT GIÁP RANH GIỮA HÀNG XÓM LIỀN KỀ NHAU

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT GIÁP RANH GIỮA HÀNG XÓM LIỀN KỀ NHAU

Giải quyết tranh chấp đất đai là một quá trình khó khăn và phức tạp, thậm chí có thể kéo dài thời gian rất lâu. Tranh chấp đất đai thường liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới giữa hai thửa đất liền kể, tranh chấp về lối đi chung… Vậy khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết như thế nào. Bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin giải đáp về vấn đề này

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật Đất đai năm 2013;

- Luật tố tụng dân sự 2015

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.


II. NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Quy định về xác định ranh giới giữa hai thửa đất liền kề

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật dân sự 2015, ranh giới giữa hai thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Bên cạnh đó, ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Theo đó, mọi chủ thể có ranh giới giữa hai thửa đất liền kề có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung và đồng thời không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, hãnh, bờ ruộng.

Người sử dụng đất được sử sụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm việc trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Giải quyết tranh chấp giữa hai thửa đất liền kề

2.1 Hòa giải tranh chấp đất đai

Để giải quyết được vấn đề tranh chấp mà các bên vẫn giữ mối quan hệ tốt với nhau thì nên tự thỏa thuận với nhau. Luật đất đai 2013 có quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai, theo đó nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thực hiện giải quyết tranh chấp đất thông qua hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải tại UBND Xã: Tranh chấp đất mà các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ thể có thẩm quyền tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân dân cấp xã nơi có đất đang bị tranh chấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp, tổ chức phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức xã hội khác.

Thời gian giải quyết tranh chấp là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục hòa giải tại UBND Xã nơi có đất là thủ tục bắt buộc đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.

Kết quả hòa giải:

- Nếu hòa giải thành: Việc hòa giải sẽ được ghi vào trong biên bản hòa giải. Hai bên kết thúc việc tranh chấp đất. Nếu kết quả có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng tài nguyên và môi trường.

- Nếu hòa giải không thành: Các bên tranh chấp đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

2.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Trường hợp giải quyết tại Tòa án nhân dân thì việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được quy định chi tiết trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang bị tranh chấp

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn khởi kiện: trong đơn khởi kiện phải có các nội dung:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

+ Tên, cư trú, nơi làm việc của người khởi kiện là cá nhân;

+ Tên, cư trú, nơi làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là cá nhân;

+ Tên, cư trú, nơi làm việc của người bị kiện là cá nhân;

+ Nội dung khởi kiện;

+Kèm theo đơn khởi kiện có, giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp đối với thửa đất bị lấn chiếm

+ Biên bản hòa giải không thành của UBND xã

+ Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất có tranh chấp.

Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét, nghiên cứu vụ án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán được phân công thông báo cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý vụ án. Các bên tham gia tranh chấp sẽ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình được theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Hà)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết có liên quan:

Giải quyết tranh chấp đất đai;

Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở;

Xác định ranh giới giữa hai thửa đất liền kề.



Gọi ngay

Zalo