Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ ĐẤT BỊ QUY HOẠCH

Tranh chấp thừa kế có di sản là đất bị quy hoạch là một trong những tranh chấp thừa kế có tính chất vô cùng phức tạp. Các quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đối với đất bị quy hoạch có thể bị hạn chế, do đó mặc dù có quyền để thừa kế bình thường nhưng lại dễ xảy ra tranh chấp và các vấn đề pháp lý phát sinh. Bài viết sau đây của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về về các tranh chấp cụ thể và phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai 2013

- Bộ luật dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)


II. Nội dung tư vấn

1. Đất quy hoạch là gì?

Để hiểu đất quy hoạch là gì thì đầu tiên chúng ta cần phải hiểu như thế nào là quy hoạch sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy hoạch sử dụng đất là việc lên kế hoạch phân bổ và xác định một vùng đất đai để sử dụng cho một mục đích nhất định chẳng hạn như để sử dụng cho mục tiêu bảo vệ quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với những thay đổi tiêu cực của khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội đồng thời có những thay đổi, định hướng sử dụng quỹ đất phù hợp nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng lĩnh vực ở từng địa phương. Việc định hướng như vậy được áp dụng với từng vùng kinh tế, trong một khoảng thời gian xác định, và được phân chia thành từng kỳ quy hoạch sử dụng đất cụ thể.

Như vậy có thể hiểu ngắn gọn quy hoạch sử dụng đất là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Đất quy hoạch chính là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Ví dụ một số quy hoạch đất đai phổ biến như là quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…

Việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.

2. Người sử dụng đất thuộc diện quy hoạch thì có những quyền gì?

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (Điều 48 Luật đất đai 2013);

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013)

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải:

- Chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch

- Được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm;

-Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy trong trường hợp này, thửa đất mặc dù đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, chưa có thông báo thu hồi đất hay quyết định thu hồi đất nên căn cứ những quy định pháp luật chúng tôi đã viện dẫn ở trên, người sử dụng đất thuộc diện quy hoạch vẫn có quyền thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó có quyền được tách thửa, chuyển nhượng hoặc tặng cho khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật. Do vậy, việc thực hiện chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất thuộc diện quy hoạch vẫn đươc pháp luật cho phép.

3. Thủ tục giải quyết nếu có tranh chấp trong chia di sản thừa kế là đất bị quy hoạch.

Theo quy định của BLDS 2015 về thừa kế, khi người để lại di sản là đất bị quy hoạch chết thì người thừa kế sẽ được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Nếu người chết để lại di chúc thì chỉ những người được người chết cho hưởng di sản mới có quyền hưởng di sản đó, trừ trường hợp những người thừa kế khác được hưởng di sản không phụ thuộc di chúc theo quy định của pháp luật.

- Nếu người để lại di sản chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện

- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết, các đồng thừa kế có quyền thỏa thuận với nhau về thời điểm và việc phân chia di sản.

- Khi có tranh chấp thừa kế xảy ra, các đồng thừa kế có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế được quy định là: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản,

- Thời hiệu được tính từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Từ đó ta có thể thấy thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đối với đất đất bị quy hoạch là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thủ tục khởi kiện

- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền được quy định tại Điều 35, 37 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

- Nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, nếu đơn khởi kiện đáp ứng được yêu cầu và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án thực hiện các thủ tục để thụ lý vụ án.

- Sau khi thụ lý vụ án thì Tòa án tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử

- Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm khi thực hiện xong các thủ tục trên.

- Khi có phán quyết của Tòa án, nếu các bên không đồng ý với phán quyết của Tòa á thì có quyền kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn và theo quy định của Pháp luật.

- Khi bản án có hiệu lực thi hành, những người đồng thừa kế được hưởng thừa kế và có quyền sử dụng đất theo phán quyết của Tòa án, đồng thời họ cũng là những người được hưởng chính sách bồi thường về đất, bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường về tài sản…và hỗ trợ đào tạo nghề, tái định cư nếu đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tái định cư theo quy định của Luật đất đai 2013.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế là đất bị quy hoạch. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đinh Hằng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chia trong thừa kế

Đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật đất đai mới nhất

Tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất



Gọi ngay

Zalo