Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CÁI

TƯ VẤN VỀ QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CÁI

Trong xã hội hiện đại, việc con cái có tài sản riêng trở thành một vấn đề phổ biến, thậm chí, trong nhiều trường hợp, đó là một khối tài sản không hề nhỏ.Vậy thì con cái có quyền có tài sản riêng không và quyền đó phát sinh khi nào? Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề quyền định đoạt đối với tài sản riêng của con?Công ty Luật HTC Việt Nam sẽ giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

- Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.



2. Nội dung

Thứ nhất, con cái có quyền có tài sản riêng hay không?

Ở Việt Nam, mỗi cá nhân từ lúc mới sinh ra đểu có quyền sở hữu quyền tài sản riêng của mình do không có văn bản hay quy định nào cấm. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng cụ thể hóa quy định này tại một điều luật riêng. Chính vì vậy trong một gia đình con cái cũng có quyền có tài sản riêng. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người con trong quan hệ hôn nhân gia đình, theo quy định tại điều 75, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.”

Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Thứ hai, ai là người quản lý tài sản riêng của con?

Trên thực tế, con cái có tài sản riêng song cha mẹ lại là người quản lý, thậm chí quyết định thay con cái trong việc sử dụng tài sản đó. Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ về vấn đề này.Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Thứ ba, định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Theo đó, Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cụ thể về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau:Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹhoặc người giám hộ.Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Như vậy, cha mẹ không có quyền sự định đoạt tài sản riêng của con vì mục đích phục vụ lợi ích cho cha mẹ mà không được sự đồng ý của con. Tuy nhiên, pháp luật luôn quy định rõ vai trò của cha mẹ trong việc định đoạt tài sản riêng của con là vô cùng quan trọng khi con chưa thành niên. Việc này nhằm bảo đảm quyền lợi cho các con khi các con chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng cho con chưa thành niên nhưng có những hành vi phá tài sản của con, lấy tài sản của con để phục vụ lợi ích cho mình làm con bị ảnh hưởng,… thì theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ, cụ thể: hạn chế quyền quyền quản lý tài sản riêng của con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm, Tòa án xem xét vào tình hình cụ thể có thể rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Trên đây là các quy định của pháp luật về vấn đề tài sản riêng của con của công ty Luật HTC Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để dược giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

(Đường Linh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Con chưa thành niên, cha mẹ có được bán nhà của con hay không?

Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi

Tư vấn về quản lý tài sản riêng của con khi con có tài sản riêng



Gọi ngay

Zalo