Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI SẢN KHI CHUNG SỐNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN


Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Theo đó, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên hiện nay có nhiều đôi nam nữ không thực hiện đăng ký kết hôn nhưng trên thực tế đã sống chung với nhau như vợ chồng. Vậy, trong trường hợp này, vấn đề quyền và nghĩa vụ tài sản được giải quyết như thế nào?

1. Thế nào là sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn?

Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy giấy đăng ký kết hôn chính là giấy tờ để chứng minh mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ sẽ do pháp luật điều chỉnh. Quyền, nghĩa vụ của các bên và với các thành viên trong gia đình sẽ do Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh.

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Trường hợp này, các bên có đời sống chung như vợ chồng nhưng về thủ tục pháp lý thì chưa có đăng ký kết hôn nên quan hệ này sẽ không được pháp luật công nhận và sẽ không do pháp luật hôn nhân điều chỉnh.

Điều 14 luật hôn nhân và gia đình quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng…

2. Trường hợp không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ chồng:

1. Nếu thời điểm nam nữ chung sống với nhau trước ngày 3/1/1987

Trường hợp này, theo quy định tại Nghị Định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì dù không có đăng ký kết hôn, hai người đó vẫn được xác định là vợ chồng hợp pháp. Quy định này tiếp tục được Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 thừa nhận.

Khi đó, mọi quan hệ giữa hai người sống chung như vợ chồng này sẽ được giải quyết như các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân & gia đình và các luật khác có liên quan.

2. Nếu thời điểm nam nữ chung sống với nhau sau ngày 3/1/1987

Trường hợp này, đến thời điểm hiện tại mà không có đăng ký kết hôn thì hai người nam và nữ này không được coi là vợ chồng hợp pháp. Tuy nhiên, một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể làm đơn yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ vợ chồng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

3. Giải quyết các nghĩa vụ về tài sản khi chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn

Theo điều 16 luật hôn nhân và gia đình 2014, việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, trong trường hợp hai bên không còn chung sống với nhau nữa thì khi chia tay, có tranh chấp về tài sản sẽ do sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì sẽ do luật dân sự điều chỉnh và các quy định pháp luật có liên quan. Việc giải quyết các quan hệ về tài sản, hợp đồng phải tuân theo nguyên tắc “bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con”. Ngoài ra, lần đầu tiên luật hôn nhân và gia đình đã quy định rõ “công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”

Để quyền lợi của mình được bảo vệ tốt nhất, nam nữ đã, đang và sẽ sống chung nên đi đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, các rủi ro về vấn đề tài sản mà bạn có thể gặp phải đối với người sống chung sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu.

Trên đây là bài viết tư vấn của công ty luật HTC Việt Nam về việc “Không đăng ký kết hôn khi chia tài sản giải quyết như thế nào?

--------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo