Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​CHUYỂN NHƯỢNG DI SẢN THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC

CHUYỂN NHƯỢNG DI SẢN THỪA KẾ KHI KHÔNG CÓ DI CHÚC

Xin chào Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam, tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý công ty. Bố mẹ tôi kết hôn từ năm 1960 và có 4 người con hai trai và hai gái, tôi là anh cả trong gia đình. Thời gian bố mẹ tôi sống chung có mua được hai mảnh đất, 1 mảnh đất để xây dựng nhà hiện nay chúng tôi đang ở và 1 mảnh đất đang để trống. Nay cha tôi mất và không để lại di chúc, mẹ tôi và hai em gái tôi âm thầm bán mảnh đất trống đó đi mà không hỏi ý kiến của tôi và em trai tôi. Lúc ra công chứng cũng không có mặt của hai người con trai, nhưng thủ tục mua bán vẫn diễn ra bình thường. Xin hỏi như vậy có hợp pháp hay không?

Trả lời: Xin chào bạn, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh giải đáp thắc mắc của bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn qua bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề của bạn của bạn.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật dân sự 2015;

- Luật hôn nhân và gia đình 2014.

II. Nội dung giải đáp

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì trong thời gian bố mẹ bạn sống chung với nhau có mua được hai mảnh đất, một mảnh đất để xây nhà gia đình bạn đang sử dụng, một mảnh đất hiện đang để trống.

Về cơ bản, nếu xác định ngôi nhà và hai mảnh đất này là tài sản chung của bố mẹ bạn hình thành trong thời kỳ hôn nhân và bố bạn mất không để lại di chúc, tất cả người con của bố bạn đều có quyền được chia thừa kế đối với phần di sản của bố bạn và do đó khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hay các thủ tục chuyển nhượng di sản (trước khi chia) đều phải có sự đồng ý của tất cả người con.

1. Chia thừa kế theo pháp luật

Theo quy định pháp luật hiện nay, trường hợp người để lại di sản mất mà không để lại di chúc thì phần di sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự hành thừa kế theo pháp luật như sau: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy trường hợp gia đình bạn, bố bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn để lại sẽ chia đều cho mẹ bạn và các người con của bố bạn, tức là bốn anh em nhà bạn. Nếu như ông bà nội của bạn còn sống thì sẽ chia đều cho cả ông bà nội.

Về việc xác định phần di sản của bố bạn. Nêu như xác định được hai mảnh đất và ngôi nhà trên đều là tài sản chung của bố mẹ bạn thì phần di sản của bố bạn sẽ được xác định là một nửa số tài sản trên.

Như vậy đối với hai mảnh đất trên khi chia di sản thừa kế hoặc việc chuyển nhượng mảnh đất trống nói trên thì tất cả các người con của bố bạn đều có quyền. Việc mẹ bạn và hai em gái của bạn bán mảnh đất nói trên thì cần phải có sự đồng ý của bạn và em trai bạn.


2. Trường hợp không được hưởng di sản thừa kế

Khoản 1, Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người không được hưởng di sản thừa kế:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Theo quy định trên thì nếu bạn và em trai của bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể xem xét không cần ý kiến của hai người trong các thủ tục liên quan đến thừa kế di sản. Khi đó bạn và em trai của bạn không có quyền gì trong việc chuyển nhượng mảnh đất trống nói trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi trong trường hợp chuyển nhượng di sản thừa kế khi không có di chúc. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Không có di chúc thì ai có quyền đứng ra chia thừa kế

Thừa kế theo pháp luật



Gọi ngay

Zalo