Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương là quyền của người lao động. Vậy người lao động nghỉ bao nhiêu là đủ mà không vượt quá giới hạn quy định của pháp luật. Sau đây HTC Việt Nam sẽ cung cấp đến quý độc giả cũng như người lao động những điều cần biết về nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

1. Nghỉ lễ

Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành Người lao động ở Việt Nam được hưởng 10 ngày nghỉ có hưởng lương đầy đủ vào những ngày sau đây: Tết dương lịch (01 tháng 1); 5 ngày Tết Nguyên đán (có thể lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch); Ngày Giỗ tổ Hùng vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch); Ngày Chiến thắng (30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế Lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch); Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch). Những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.

Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài 10 ngày nghỉ lễ theo quy định trên mà còn được nghỉ thêm 01 ngày Tế cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Tùy vào mức độ phát triển, năng suốt lao động và loại hình công việc mà mỗi quốc gia sẽ có các chế độ ngày nghỉ khác nhau. Ở hầu hết các nước theo quy định của pháp luật, người lao động vẫn được hưởng lương và thường không tính vào số ngày nghỉ phép năm. Nếu tính cộng vào số ngày nghỉ phép năm và ngày nghỉ lễ người lao động Việt Nam được nghỉ tối đa là 22 ngày một năm. So với nhiều nước trên thế giới, số lượng ngày nghỉ của người lao động Việt Nam nằm ở mức trung bình.

2. Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Theo nghị đinh 43/2013/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương hoặc nghỉ ốm đau thì thời gian không vượt quá không được tính vào thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm.

Hiện nay, pháp luật lao động không quy định thời gian nghỉ không lương tối đa mà chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương”. Theo đó, nếu muốn được nghỉ không lương bao nhiêu ngày, nghỉ như thế nào người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và có thể ngầm hiểu rằng người việc nghỉ không lương đó phải được người sử dụng lao động cho phép.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- LƯU Ý VỀ NGHỈ PHÉP HÀNG NĂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

- BẢO HIỂM XÃ HỘI - CẬP NHẬT NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2018

- Tư vấn về lao động làm việc không trọn thời gian

- Người lao động bị sa thải (đuổi việc) phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?



Gọi ngay

Zalo