Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

BẢO HIỂM XÃ HỘI - CẬP NHẬT NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2018

Bảo hiểm xã hội ra đời với mục đích lớn nhất là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm khả năng lao động, mất việc làm ... Việc tham gia bảo hiểm xã hội đã trở thành một chế định bắt buộc đối với người lao động và doanh nghiệp. Điều này không chỉ góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo được mức sống cơ bản cho người lao động mà còn rút ngắn được khoản cách giàu nghèo.

Sau đây HTC Việt Nam sẽ cung cấp đến độc giả cũng như quý khách hàng những điều cơ bản nhất mà doanh nghiệp có sử dụng lao động và người lao động cần biết:

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kẻ cả hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vụ vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội; tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động theo HĐLĐ.

2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 1/01/2018 tỷ lệ đóng BHXH mới bắt đầu có sự điều chỉnh. Theo đó, Doanh nghiệp đóng 18% và người lao động đóng 8%. Sự điều chỉnh này là hoàn toàn phù hợp với sự điều chỉnh chung của mức lương cơ bản của người lao động.

3. Các khoản thu nhập không được tính vào đóng bảo hiểm xã hội

Trên thực tế, phần đa người lao động không biết những khoản tiền nào của mình được cộng vào đóng BHXH. Lợi dụng điểm yếu này của người lao động mà các doanh nghiệp thu được khoản lợi không hề nhỏ từ công sức của người lao động.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như là:

- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động 2012;

-Tiền thưởng sáng kiến;

- Tiền ăn giữa ca;

- Khoản hỗ trợ xăng xe;

-Khoản hỗ trợ điện thoại;

- Khoản hỗ trợ đi lại;

- Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;

- Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;

- Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;

- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;

- Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;

- Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;

- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;

- Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;

- Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP;

- Phụ cấp chuyên cần (Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về tiền lương đóng BHXH bắt buộc từ ngày 01/01/2018.

4. Phương thức và thời hạn đóng BHXH

Theo quy định tại Điều 87 của Quyết định 595/QĐ-BHXH có ba phương thức đóng BHXH:

- Đóng hàng tháng: là việc đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương của những người lao động tham gia BHXH, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản của cơ quan chuyên thu BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.

- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần: phương thức này áp dụng đối với các chủ thể trả lương theo sản phẩm, theo khoán. Chậm nhất, đến ngày cuối cùng của phương thức đơn vị chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

- Đóng theo địa bàn: Với phương thức này đơn vị đóng BHXH sẽ trực tiếp đóng bảo hiểm tại đại bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh. Đối với chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

5. Xử lý đối với các trường hợp trốn đóng bảo hiểm

- Đối với các đơn vị vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được xử lý theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/8/2013 sửa đổi tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP

- Theo quy định tại điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, người có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động có thể bị phạt tù lên tới 7 năm hoặc bị xử phạt hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của HTC Việt Nam về bảo hiểm xã hội, mong rằng bài viết này sẽ một phần nào đó giúp người lao động có sự hiểu biết nhất định về BHXH để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội

- Tư vấn nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương

- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

- Tư vấn về lao động làm việc không trọn thời gian

- Tư vấn về cho thuê lại lao động



Gọi ngay

Zalo