Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Thủ tục xử lý kỷ luật lao động mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành

Thủ tục xử lý kỷ luật lao động mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành (Bài 9 Phương)

Xử lý kỷ luật lao động là biện pháp bất lợi cho người lao động. Đây là biện pháp người sử dụng lao động áp dụng khi có các hành vi vi phạm của người lao động. Việc xử lý lao động phải được thực hiện theo thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật quy định. Vậy nên, trong bài viết này hãy cùng Công ty Luật HTC tìm hiểu về vấn đề này.

Xử kỷ luật lao động là gì?

Xử lý kỷ luật lao động là quá trình người sử dụng lao động xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động – buộc người lao động phải chịu một trong các hình thức kỷ luật lao động do pháp luật quy định.

Về cơ bản, mặc dù ban hành và xử lý kỷ luật là quyền của chủ sử dụng lao động nhưng chủ sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền đó trong khuôn khổ mà pháp luật lao động cho phép. Điều này nhằm tránh các trường hợp vì lợi ích cá nhân mà người sử dụng lao động không công bằng, không minh bạch, không liêm chính vô tư trong việc kết luận và xử lý hành vi sai phạm của người lao động.

Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động:

Để bảo vệ lợi ích cho người lao động cũng như tránh việc chủ sử dụng lao động lộng quyền khi xử lý kỷ luật lao động một cách bừa bãi, pháp luật đã đặt ra những nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động nhất định buộc người sử dụng phải tuân theo. Đó là những nguyên lý, tôn chỉ, quán triệt và xuyên suốt toàn bộ quá trình xử lý kỷ luật lao động. Theo Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019, khi xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định cụ thể như sau:

+ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi do người lao động gây ra vi phạm kỷ luật lao động và hậu quả do hành vi đó gây ra;

Người lao động có lỗi khi có đầy đủ các điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ nhưng họ không thực, thực hiện không đúng và thực hiện không đầy đủ (được biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động)

+ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa; nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

+ Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

- Lưu ý: Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

- Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động 2019;

+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

+ Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Đây là nguyên tắc chung áp dụng trong mọi trách nhiệm pháp lý. Trong trường hợp này, người lao động đã không nhận thức được cũng như không điều khiển được hành vi nên không bị coi là có lỗi. Bởi vậy, mặc dù có hành vi vi phạm nhưng họ cũng không bị xử lý kỷ luật.

- Xử lý kỷ luật lao động ngoài việc ảnh hưởng đến vật chất còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người lao động. Với tâm lý là người mắc lỗi, người lao động dễ bị người sử dụng lao động xâm hại, lợi dụng. Vì lẽ đó, luật đã có quy định về những hành vi mà người sử dụng lao động không được phép thực hiện trong quá trình xử lý kỷ luật (những điều cấm).

+ Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

+ Phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định đó là hành vi vi phạm.

Quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật là các bước luật định mà người sử dụng lao động phải tuân thủ khi xử lý kỷ luật.

- Thủ tục xử lý kỷ luật lao động:

+ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

+ Phải tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động: Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện, người lao động, người đại diện người lao động (nếu có);

+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác liên quan;

+ Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn theo quy định của pháp luật và thông báo cho các chủ thể liên quan.

- Trên cơ sở của phiên họp xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động.

+ Bước 1: Lập biên bản vi phạm quy định trong lao động và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

+ Bước 2: Xử lý kỷ luật lao động: Sau khi nhận được biên bản vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động thì trong thời hạn ít nhất là năm ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động;

+ Bước 3: Khi nhận được thông báo, các thành phần tham dự phải xác nhận có hay không tham dự cuộc họp;

+ Bước 4: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động: theo đó, cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo;

+ Bước 5: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật trong thời hạn xử lý kỷ luật và gửi quyết định xử lý kỷ luật tới các thành phần tham dự cuộc họp (kể cả người vắng mặt).

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Minh Phương/196; Ngày viết: 01/04/2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn

Bài viết liên quan:

- Tư vấn về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

- Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

- Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

- Người lao động cần phải làm gì khi bị sa thải, chấm dứt hợp đồng

- Tư vấn bồi thường khi bị sa thải trái pháp luật



Gọi ngay

Zalo