Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ CHIA TÀI SẢN LY HÔN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

TƯ VẤN VỀ CHIA TÀI SẢN LY HÔN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Câu hỏi: Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng có tài sản chung là đất đai nhưng chỉ đứng tên một người trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Vậy khi ly hôn thì người không đứng tên có được chia tài sản hay không?

Trả lời:

Xin chào Quý khách. Công ty luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.Câu trả lời dưới đây hi vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của Quý khách.

Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
Luật sư tư vấn





Khoản 2, 3 điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như sau:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”

Theo đó, phần đất đai là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi, không tính đến yếu tố ai đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc theo tỷ lệ như thế nào cần phải xem xét đến các yếu tố khác như: hoàn cảnh mỗi bên, công sức tạo lập, lỗi của mỗi bên… Mặt khác trường hợp này là quyền sử dụng đất, nên bên nào nhận đất thì bên đó có nghĩa vụ trả cho bên còn lại phần chênh lệch.

Cụ thể hơn về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, tại khoản 2 điều 62 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:“2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Như vậy, chia quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn có ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì chia theo quy định của pháp luật.

(Loan La)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tài sản chung của vợ chồng
Chia tài sản khi ly hôn cho vợ ở nhà làm nội trợ
Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn
Chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn




Gọi ngay

Zalo