Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHI CHƯA LY HÔN VỚI CHỒNG CŨ

TƯ VẤN THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHI CHƯA LY HÔN VỚI CHỒNG CŨ

Thực tế có rất nhiều trường hợp người vợ chưa ly hôn với người chồng nhưng có ý định kết hôn với người khác đặc biệt người mình chuẩn bị kết hôn là người nước ngoài. Bạn có đang trong hoàn cảnh này và băn khoăn về thủ tục kết hôn với người nước ngoài khi chưa ly hôn với chồng cũ? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

I/ Cơ sở pháp lý

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình.


II/ Nội dung tư vấn

1. Có được kết hôn với người nước ngoài khi chưa ly hôn không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Theo đó, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Cụ thể:

+ Cấm kết hôn giả tạo, ky hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Trường hợp của bạn thuộc quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật này. Do đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, Bạn không được phép kết hôn với người nước ngoài khi chưa ly hôn với chồng cũ.

2. Khi chưa ly hôn mà muốn kết hôn với người nước ngoài thì phải tiến hành những thủ tục gì?

Trước tiên, bạn phải tiến hành thủ tục ly hôn với người chồng hiện tại của mình.

Điều kiện để ly hôn bao gồm :

- Hai bên là vợ chồng hợp pháp theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch.

- Hai bên thuận tình ly hôn hoặc Theo yêu cầu của một bên khi :

+ Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

+ Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được

+ Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

+ Vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Như vậy, bạn và chồng cũ có thể thỏa thuận ly hôn hoặc bạn đơn phương ly hôn khi một trong các căn cứ trên. Tùy từng trường hợp mà tiến hành thủ tục khác nhau.

Sau khi có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc Bản án, quyết định chấp thuận yêu cầu đơn phương ly hôn của Tòa án thì Bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thứ nhất, về Thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, công dân Việt Nam kết hôn với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam (đối với công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú) thực hiện đăng ký kết hôn.

Trường hợp người nước ngoài yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên (đối với người không đăng ký thường trú tại Việt Nam) thực hiện đăng ký kết hôn.

Ngoài ra, Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước sở tại.

Thứ hai, Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng cấp giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

- Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ như;

- Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

- Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.

Thứ ba, thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ.

- Một trong hai bên nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp (nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam) hoặc Cơ quan đại diện (nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đai diện).

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

Thứ tư, về thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn.

- Đăng ký tại Việt Nam thì không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.

- Đăng ký tại Cơ quan đại diện thì không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 35 ngày.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn cho các bên trong kết hôn với người nước ngoài. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(130)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn;

- Giải quyết chia tài sản sau khi ly hôn;

- Tư vấn về quyền của cha mẹ với con sau khi ly hôn.



Gọi ngay

Zalo