Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

“ Tôi ở trong Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi Bắc Giang từ thuở sơ sinh vì bố mẹ ruột bỏ rơi. Đến năm tôi 3 tuổi, bố mẹ nuôi hiện tại nhận nuôi tôi vì họ hiếm muộn mãi không sinh được con. Khi tôi 7 tuổi, bố mẹ tôi sinh được một người em trai và sau đó 5 năm sinh thêm một người em gái. Hiện nay bố mẹ già yếu, mắc nhiều bệnh tật nhưng lại ở một mình do chúng tôi đều lập gia đình ở xa. Hai người em trai và em gái cho rằng tôi phải về ở chăm sóc bố mẹ vì bố mẹ đã cưu mang tôi từ bé nhưng tôi không thể vì còn có gia đình riêng. Vì thế, giữa chúng tôi xảy ra tranh chấp, các em cho rằng tôi bất hiếu dù tôi có gửi tiền cho bố mẹ. Tôi mong công tư tư vấn cho tôi về quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi.”

Qúy khách hàng được nhận nuôi từ bé, hiện tại xảy ra mẫu thuẫn với em về việc chăm sóc cha mẹ nuôi. Vì vậy, khách hàng muốn công ty tư vấn về quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi.

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn cho Quý khách như sau:

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi.

2.1. Khái niệm và mục đích của việc nuôi con nuôi

- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

- Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

Như vậy, trên cơ sở pháp luật, việc nhận con nuôi phải được hình thức hóa bằng việc đăng ký ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được minh chứng bằng giấy tờ pháp lý đầy đủ chứ không chỉ ở góc độ tình cảm và bằng lời nói xuông.

- Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi phải xuất phát từ tình yêu thương thực sự, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi và bảo đảm điều kiện cho con được nuôi dưỡng, giáo dục trong tình yêu thương gia đình. Trong trường hợp bố mẹ nuôi con nuôi vì bất cứ mực đích nào khác để trục lợi cá nhân thì việc nhận con nuôi đó là bất hợp pháp.

2.2. Điều kiện nhận con nuôi

- Để đứa trẻ được nhận nuôi có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần, người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng được những điều kiện sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

- Đồng thời, pháp luật cũng quy định về điều kiện của người được nhận làm con nuôi:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

+ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Cả cha mẹ nuôi và con nuôi phải đáp ứng tất cả các điều kiện trên thì việc nhận nuôi con nuôi mới được pháp luật cho phép.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của con nuôi đối với cha mẹ nuôi

Kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điều này có nghĩa là, khi nhận con nuôi, không phân biệt đối xử con ruột – con nuôi, cha mẹ ruột – cha mẹ nuôi bởi mục đích của việc nhận nuôi là xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của con.

a) Quyền của con nuôi

- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

- Được nhận thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết khi cha mẹ nuôi qua đời.

Có thể thấy, con nuôi được tạo điều kiện tốt nhất để sinh sống, học tập và phát triển; được hưởng lợi ích về tình cảm cũng như vật chất; không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa con nuôi và con ruột.

b) Nghĩa vụ của con nuôi

Đi đôi với quyền lợi được hưởng, con nuôi cũng phải có trách nhiệm đối với cha mẹ nuôi như con ruột:

- Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp không còn sống chung với cha, mẹ khi cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi bản thân.

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

3. Bảng báo giá chi phí.

Vui lòng liên hệ qua sđt: 0989.386.729 hoặc email: [email protected] để được báo giá chi tiết.

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Yến Vy/163, Ngày viết: 06/08/2021)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


------------------------------------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn xác định quyền và nghĩa vụ của con cái

- Thủ tục để nhận con nuôi

- Thủ tục cho – nhận con nuôi



Gọi ngay

Zalo