Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

MUỐN TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI LÀ ĐÃ CHẾT PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Giống như thủ tục tuyên bố một người là mất tích, thủ tục tuyên bố một người là đã chết được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến vấn đề nhân thân và tài sản của người mất tích hoặc biệt tích trong thời gian dài. Hiện tại pháp luật có quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục để tuyên bố một người đã chết.

Vậy thủ tục tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật được thực hiện ra sao? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn để giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự năm 2015

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

II. Nội dung tư vấn

1. Người có quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

Căn cứ khoản 1 Điều 391 BLTTDS 2015 thì chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự là người có quyền, lợi ích liên quan.

Theo đó, người có quyền, lợi ích liên quan ở đây có thể hiểu là bất cứ người nào, có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết có thể yêu cầu Tòa án. Buộc phải tuyên cho người bị yêu cầu đó một "cái chết pháp lý" để giải quyết được những vấn đề nhân thân và tài sản, giúp những người có quyền và lợi ích liên quan được hưởng những quyền lợi chính đáng của họ.

2. Thời điểm có thể yêu cầu tuyên bố một người là đã chết

Theo quy định tại Điều 71 BLDS 2015, trong bốn trường hợp sau, toà án có thể tuyên bố một người đã chết:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

Trường hợp này được hiểu là sau khi một người biệt tích khỏi nơi cư trú từ 2 năm liền trở lên mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức. Theo đó, người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích. Như vậy, sau 03 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật mà không có bất kỳ thông tin nào, Toà án có thể căn cứ để tuyên bố người đó là đã chết.

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác nhau: Ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh, ngày kí hiệp định đình chiến, hòa bình, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh… tùy theo từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế.

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bị tai nạn (cư dân trong các vùng bị động đất, núi lửa, sóng thần; hành khách trong các tai nạn giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không; người trong hầm lò bị sập, trên tàu bị đắm, bị lốc cuốn… mà không xác định được hoặc do không tìm thấy thi thể nạn nhân).

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.

Khi một người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích. Sau 02 năm có thể tuyên bố mất tích, sau 05 năm có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 71 BLDS, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích 05 năm liền trở lên toà án có thể tuyên bố một người là đã chết.

Thời hạn 05 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

3. Thủ tục tuyên bố một người là đã chết được quy định như thế nào?

Việc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết được thực hiện theo trình tự giải quyết vụ việc dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể :

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Đối với loại đơn này, bạn có thể đánh máy hoặc viết tay theo. Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn 92 Nghị quyết 01/2017 HĐTP để có thể dễ dàng trong việc làm đơn.

- Bản sao CMND/CCCD/ Hộ chiếu của người nộp hồ sơ và người được yêu cầu tuyên bố là đã chết;

- Các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu đã thỏa mãn điều kiện bị tuyên bố là đã chết, quy định tại Điều 391 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 2: Ra thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết

Khi đã nộp đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết, lúc này Tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố đã chết là 04 tháng, được tính từ ngày đăng và phát thông báo đầu tiên.

Nếu sau thời gian này, mà không có bất kì một thông tin nào của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thì Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố cá nhân đó là đã chết theo quy định tại Điều 393 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Bước 3: Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết

Khi Tòa án đã kết luận và ra quyết định tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân – gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Sầm Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Tư vấn tòa án yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết

Quan hệ hôn nhân khi vợ (chồng) chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết

Tư vấn yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người đã chết



Gọi ngay

Zalo