Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬt

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Cùng với sự phát triển của xã hội, mối quan hệ của gia đình ngày một gắn bó hơn. Tuy nhiên, việc kết hôn trái pháp luật gây ra tác động tiêu cực cho gia đình và xã hội. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

1. Kết hôn trái pháp là gì?

Kết hôn trái pháp luật là việc kết hôn mà không tuân thủ các quy định của pháp luật, vi phạm điều kiện kết hôn được quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, những trường hợp sau đây được coi là kết hôn trái pháp luật:

Thứ nhất, nam nữ kết hôn khi chưa đủ độ tuổi quy định. Theo quy định, thì nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi thì có thể đăng ký kết hôn. Đây là độ tuổi kết hôn phù hợp với tâm, sinh lý của con người. Vì vậy, mọi hành vi kết hôn khi chưa đủ độ tuổi quy định đều là kết hôn trái pháp luật. Tòa án có thể căn cứ vào các tài liệu như giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân căn cước công dân,… để có thể hủy việc kết hôn.

Thứ hai, nam nữ không tự nguyện kết hôn. Tự nguyện là nguyên tắc cơ bản của việc kết hôn. Đó chính là điều kiện cần để xây dụng một cuộc hôn nhân hạnh phúc, lâu dài. Mọi hành vi lừa dối, cưỡng ép kết hôn đều bị pháp luật nghiêm cấm. Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Lừa dối kết hôn, có thể hiểu, là hành vi một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn. Đây là những cơ sở để Tòa án hủy việc kết hôn của hai bên.

Thứ ba, kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự. Một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể hiện được ý chí của mình trước pháp luật. Điều này phần nào vi phạm nguyên tắc tự nguyện. Ngoài ra, người mất năng lực hành vi dân sự khó có thể thực hiện trách nhiệm làm vợ, chồng, cha mẹ. Cho nên, đây cũng là trường hợp không đáp ứng được điều kiện kết hôn.

Thứ tư, việc kết hôn vi phạm các điều cấm của luật. Ngoài trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định các trường hợp bị cấm sau:

- Kết hôn giả tạo

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

2. Kết hôn trái pháp luật để lại hậu quả pháp lý như thế nào?

Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật:

“1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

Như vậy, hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật được xem xét trên hai mặt là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, nghĩa vụ khác và hợp đồng.

- Về quan hệ nhân thân

Trước tiên, khi bị Tòa tuyên bố là việc kết hôn trái pháp luật, hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Kết hôn trái pháp luật là việc không đáp ứng được điều kiện đăng ký kết hôn. Như vậy, khi có quyết định của Tòa án thì hai bên phái chấm dứt mọi quan hệ nhân thân của vợ và chồng với nhau.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái được giải quyết theo quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ khi ly hôn.

- Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ khác và hợp đồng

Do quan hệ hôn nhân không được thừa nhận, cho nên, khi xem xét đến quan hệ tài sản, nghĩa vụ khác và hợp đồng thì pháp luật quy định việc giải quyết như trường hợp hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng.

Pháp luật quy định trong trường hợp này:

+ Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, việc kết hôn trái pháp luật gây ra những hậu quả pháp lý không mong muốn. Để tránh tình trạng hôn nhân ngoài pháp luật, các đôi nam nữ nên tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự thủ tục kết hôn tiến tới một cuộc hôn nhân hợp pháp.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo