Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA LẠI VỐN GÓP CÓ CẦN GIẤY PHÉP?

NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA LẠI VỐN GÓP CÓ CẦN GIẤY PHÉP?

Câu hỏi: Kính gửi công ty Luật HTC Việt Nam. Công ty chúng tôi có dự định chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động phân phối hàng hóa (các sản phẩm, thiết bị văn phòng cho các tổ chức kinh tế như máy in, máy chiếu…) và kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Công ty hỏi, hoạt động phân phối hàng hóa của công ty có phải xin giấy phép kinh doanh không? Hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng có bán kèm các sản phẩm hàng hóa như nước ngọt, đồ ăn nhanh… có thuộc trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh không?

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật đầu tư 2014;

- Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Luật sư tư vấn

Khoản 6 Điều 3 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định:

“6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.”

“1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.”

Theo các quy định trên, Công ty của quý khách được quyền thực hiện hoạt động phân phối bán buôn hàng hoá cho các tổ chức khác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi đăng ký thực hiện hoạt động này tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

Khoản 7 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định:

“7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Theo quy định trên, trường hợp Công ty bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, Công ty phải thực hỉện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ.

Việc bán đồ uống (bia, nước ngọt) kèm theo dịch vụ nấu nướng và phục vụ thức ăn của nhà hàng là việc thực hiện dịch vụ có mã CPC 642. Theo quy định của Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, đến nay, hạn chế tiếp cận thị trường đối với dịch vụ có mã CPC 642 đã hết. Do vậy, Công ty được thực hiện dịch vụ này sau khi đăng ký tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo quy định pháp luật (về vệ sinh an toàn thực phẩm, về kinh doanh bia... nếu có).

Việc bán đồ uống theo phương thức trên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP, do vậy Công ty của quý khách không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại vốn góp có cần giấy phép hay không. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Huế)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp, phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam

Chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty quảng cáo tại Việt Nam

Hồ sơ thay đổi thành viên là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty phần vốn góp chưa niêm yết

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua phần vốn góp, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài



Gọi ngay

Zalo