Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phát sinh khi một trong các bên vi phạm hợp đồng và xâm phạm đến quyền và lợi ích của bên còn lại. Một trong các vấn đề được nhiều độc giả để lại câu hỏi trên trang web của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam là tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thì giải quyết như thế nào? Chính vì vây, bài viết dưới đây Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khăn:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Đất đai năm 2013;

- Luật tố tụng dân sự 2015

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.


II. NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Khái quát chung về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

- Thuê quyền sử dụng đất là việc người thuê tiếp nhận tài sản thuê là quyền sử dụng đất từ người cho thuê trong một thời hạn nhất định và người cho thuê nhận lại một khoản vật chất tương ứng. Việc thuê quyền sử dụng đất được thực hiện bằng hợp đồng, khi đó bên thuê có quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Quyền sử dụng đất được pháp luật thừa nhận hoặc không bị cấm cho thuê mới trở thành đối tượng của cho thuê quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất trong quan hệ thuê quyền sử dụng đất có thể là quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc quyền sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Để có thể cho thuê quyền sử dụng đất của mình, bên cho thuê cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Những giấy tờ về đất đai là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất của người cho thuê là hoàn toàn hợp pháp, được nhà nước thừa nhận, bảo hộ. Căn cứ vào đó, bên thuê có thể dễ dàng biết được thông tin về loại đất, mục đích, thời hạn sử dụng đất để quyết định có tham gia vào quan hệ thuê quyền sử dụng đất hay không.

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã

Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Theo quy định của pháp luật, các bên có tranh chấp về đất đai thì khuyến khích các bên tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND Xã được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức hòa giải

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Phiên hòa giải phái có các bên tranh chấp, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và đại diện các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 2: Lập biên bản hòa giải

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức phiên hòa giải, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

Khi nộp đơn khởi kiện, phải cung chấp đầy đủ chứng cứ chứng minh phần đất đó là của mình như hợp đồng cho thuê đất, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng đất..

Bước 2: Tòa án đã thụ lý, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Bước 3: Nếu hai bên hòa giải không thành, Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Việt Hà)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất;

Tư vấn về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà;

Vấn đề hòa giải cơ sở khi giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất.



Gọi ngay

Zalo