Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

3 Biện pháp doanh nghiệp cần biết để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN

3 Biện pháp doanh nghiệp cần biết để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân thường xuyên bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Vậy, các doanh nghiệp cần biết các biện pháp nào để xử lý khi có hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN), hãy cùng công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp theo trình tự hành chính (bằng biện pháp hành chính) là thủ tục xử lý hành chính các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gồm các hình thức sau:

(i) Hình thức xử phạt chính là: Cảnh cáo hoặc phạt tiền;

(ii) Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

(iii) Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh…

2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo trình tự dân sự: Tùy theo tính chất, nội dung và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, người nắm giữ quyền có thể yêu cầu Toà án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau:

(i) Bắt buộc người xâm phạm (bị đơn) chấm dứt hành vi xâm phạm, kể cả các biện pháp ngăn ngừa việc đưa các sản phẩm xâm phạm vào các kênh thương mại, nếu sản phẩm đó đã được nhập khẩu và hoàn tất thủ tục hải quan;

(ii) Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại, kể cả khoản lợi nhuận đáng lẽ mình thu được khi không xảy ra hành vi xâm phạm của bị đơn;

(iii) Bắt buộc bị đơn phải trả cho mình chi phí tham gia vụ kiện, kể cả chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Nhằm đối phó với tình trạng tẩu tán, tiêu huỷ tang vật xâm phạm hoặc tẩu tán tài sản dùng để thi hành lệnh xử lý hoặc bồi thường trong các tình huống đặc biệt, người có quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có thể yêu cầu Toà án ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nội dung của biện pháp tạm thời có thể là:

(i) Tạm giữ hàng hoá, sản phẩm bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi có căn cứ để nghi ngờ rằng bên xâm phạm có thể tẩu tán hoặc tiêu huỷ các hàng hoá, sản phẩm đó;

(ii) Lục soát nơi tàng trữ hàng hoá bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc nơi mà bị đơn kiểm soát với điều kiện là có cơ sở để tin rằng ở đó có tàng trữ chứng cứ và có nguy cơ chứng cứ đó bị thủ tiêu;

(iii) Tạm thời niêm phong thiết bị, phương tiện được dùng để thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

(iv) Tạm thời phong toả tài khoản của bị đơn nhằm bảo đảm tài chính để khắc phục hậu quả hoặc đền bù thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra.

Tuy nhiên, để thuyết phục Toà án thực hiện việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì người yêu cầu phải chứng minh nguy cơ mà nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ đe dọa việc tiến hành xét xử hoặc cản trở việc thi hành các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả thi hành án sau này và phải cam kết đền bù mọi thiệt hại cho bên bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không xác đáng hoặc bị lạm dụng. Thông thường, người yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo chứng đủ để đền bù thiệt hại và bảo vệ lợi ích của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời một cách thoả đáng khi yêu cầu đó không xác đáng. Và quyền buộc người đã yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải bồi thường thiệt hại do việc áp dụng các biện pháp đó gây ra cho người đã bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu biện pháp đó bị huỷ bỏ hoặc đình chỉ do bất kỳ lý do nào thuộc về người yêu cầu, thuộc về cơ quan tư pháp.

Mọi quyết định của Toà án về việc giải quyết vụ kiện dân sự về sở hữu công nghiệp đều phải được thể hiện bằng văn bản và được thông báo kịp thời cho các bên liên quan. Các bên có liên quan đều có quyền kháng án theo trình tự pháp luật.

3. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự

Trong trường hợp việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây tác hại nghiêm trọng cho xã hội và việc sử dụng chế tài hành chính không đủ để trừng phạt và răn đe người xâm phạm thì phải áp dụng biện pháp có chế tài mạnh hơn. Biện pháp hình sự, tức là coi người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đó là tội phạm và việc điều tra, xét xử loại tội phạm này phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Các tội phạm hình sự liên quan đến QSHCN quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm: Tội xâm phạm quyền tự do sáng tạo (Điều 126); sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 192); sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 193); sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195); xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).

Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của việc phạm tội, mức phạt có thể được áp dụng là phạt tiền hoặc phạt tù tương ứng với hành vi phạm tội quy định tại Bộ luật hình sự.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

(Người viết: Nguyễn Thị Thúy Hồng/201; Ngày viết: 26/05/2022)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website:https://htc-law.com ;https://luatsuchoban.vn

------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Các biện pháp chủ sở hữu cần nắm rõ để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

- Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định như thế nào khi dẫn đến tranh chấp

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

- 05 điều cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp năm 2021

- Tổng hợp 27 bản án và quyết định giám đốc thẩm nổi bật về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu

- Tổng hợp bản án quyết định nên biết về tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ



Gọi ngay

Zalo