Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO CÁC DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Hà Nội, ngày tháng năm 20

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế


Kính gửi:

Công ty

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Thông tư 53/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế Quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng;

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 năm 06 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế:

2.1. Quy định pháp luật về dịch vụ y tế

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 53/2014/TT-BYT quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì Hoạt động y tế được quy định như sau:

Hoạt động y tế là các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Dựa vào Bảng danh mục hàng hóa/dịch vụ Nixơ theo vần chữ (Nice lần thứ 11) thì các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực y tế thuộc nhóm 44 có các mã ngành nghề như sau:

- Tư vấn sức khỏe;

- Dịch vụ thẩm mỹ viện;

- Dịch vụ y tế tại bệnh viện;

- Dịch vụ trung tâm chăm sóc sức khoẻ;

- Dịch vụ chữa bệnh bằng nước khoáng nóng;

- Dịch vụ trị liệu bằng cách xoa bóp dầu thơm;

- Dịch vụ trị liệu bằng cách xoa bóp dầu thơm.

Theo đó các sản phẩm do chính khách hàng lựa chọn theo đúng với các sản phẩm, mục đích, đặc điểm của các dịch vụ mà khách hàng muốn cung cấp.

2.2. Mục đích đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế.

- Đăng ký nhãn hiệu sẽ tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ nhãn hiệu của bạn và xử lý các hành vi vi phạm của các chủ thể khác như sao chép hoặc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký của bạn một cách trái phép;

- Nâng cao vị thế của thương hiệu của công ty trên thị trường. Sau khi nhãn hiệu của bạn được đăng ký, các đối thủ cạnh tranh sẽ không thể đăng ký nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký của bạn;

- Dịch vụ công ty sẽ trở nên dễ được nhận biết và hấp dẫn hơn, khách hàng sẽ tin tưởng vào công ty và sẽ có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ hơn, từ đó tăng doanh thu cho công ty.

- Một nhãn hiệu đã đăng ký có thể mang lại lợi nhuận cho công ty của bạn từ việc ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu như một tài sản của công ty.

2.3. Điều kiện để đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định hiện hành của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu dịch vụ giáo dục, giải trí và tổ chức sự kiện được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, bao gồm cả hình ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố đó, được biểu thị bằng một hoặc nhiều màu sắc và chúng phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được, có nghĩa là nhãn hiệu sẽ được nhận biết, được nắm bắt thông qua khả năng thị giác của con người.

- Thứ hai, nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa và dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa và dịch vụ của các chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu là một dấu hiệu trong một trong các trường hợp sau: Hình dạng không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng do quá đơn giản hoặc quá phức tạp, không được thiết kế hoặc thể hiện thông qua màu sắc độc đáo.

2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Có hai cách để tra cứu nhãn hiệu tại Việt Nam: Tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu.

- Tra cứu sơ bộ: Phương pháp tra cứu này thường chỉ mất vài giờ hoặc từ 1 đến 3 ngày để có kết quả. Mặc dù rất dễ thực hiện, kết quả tra cứu sơ bộ thường có tỷ lệ chính xác không cao (khoảng 60%).

- Tra cứu nâng cao: Phương pháp tra cứu nhãn hiệu này thường mất từ 3 ngày đến 7 ngày để nhận được kết quả. Nhãn hiệu của bạn sẽ được xem xét bởi các chuyên gia sở hữu trí tuệ và do đó kết quả tra cứu của phương pháp này sẽ có tỷ lệ chính xác cao hơn (lên tới 90%).

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Cục sở hữu trí tuệ hiện là cơ quan nhà nước duy nhất có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và theo dõi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

- Mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);

- Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;

- Giấy uỷ quyền;

- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn.

Bước 3: Thẩm định hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu

Việc thẩm định hình thức đơn đăng ký mất từ 01 tháng đến 02 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trong thủ tục này, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định theo các yêu cầu về hình thức và để xác định xem đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn có đáp ứng tất cả các điều kiện và được coi là đơn đăng ký hợp lệ hay không.

Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Thông tin nhãn hiệu bao gồm mẫu nhãn hiệu, thông tin của người nộp đơn, danh sách hàng hóa và dịch vụ đi kèm và các lớp dịch vụ.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Việc thẩm định nội dung của đơn đăng ký mất từ 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày công bố nhãn hiệu.

Trong giai đoạn này, đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định để kiểm tra xem có sự trùng lặp, khả năng phân biệt của nhãn hiệu, ... và xác định xem tất cả các điều kiện bảo hộ có được đáp ứng để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay không.

Bước 6: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi nhận được thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn phải thanh toán tất cả các khoản phí nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn. Trong vòng 01 tháng kể từ ngày thanh toán đầy đủ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp theo đúng quy định.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Nhãn hiệu nếu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng (trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực) thì văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.

2.4. Bảng báo giá chi phí.

STT

Loại công việc

Chi phí

1

Tư vấn các quy định pháp luật và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế

2

Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế

3

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu của dịch vụ trong lĩnh vực y tế

4

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các dịch vụ trong lĩnh vực y tế

5

Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét duyệt hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có) để đăng ký thành công nhãn hiệu.

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn pháp luật về đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa



Gọi ngay

Zalo